Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

 - Kể tên các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.

- Nêu ưu và nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu.  

datcoder
11 tháng 7 lúc 20:10

- Các loại hình doanh nghiệp:

+ Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

+ Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, các nhân.

+ Công ti cổ phần: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp nhà nước: gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, được quản lí dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần.

+ Công ti hợp danh: có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ti, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ti có thể có thêm thành viên góp vốn.

- Ưu và nhược điểm của các mô hình kinh doanh đã nêu

*Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

+ Ưu điểm: chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty; chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu; cơ cấu tổ chức gọn, linh động.

+ Nhược điểm: việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn; chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn; không được rút vốn trực tiếp.

*Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên:

+ Ưu điểm: các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ. Nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

+ Nhược điểm: việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn; số lượng thành viên giới hạn trong công ty là 50 người.

*Công ti cổ phần:

+ Ưu điểm: mức độ rủi ro của các cổ đông không cao; khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao; việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.

+ Nhược điểm: Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp; khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế; việc khống chế người vào công ty, mua cổ phần sẽ khó hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

*Doanh nghiệp tư nhân:

+ Ưu điểm: do chỉ có 1 chủ sở hữu và được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp; chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác; cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản; chế độ trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

+ Nhược điểm: tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn; không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường; không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác; chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

*Doanh nghiệp nhà nước:

+ Ưu điểm: thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn; được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế; được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra; có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.

+ Nhược điểm: thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án; nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền  kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước.

*Công ti hợp danh:

+ Ưu điểm: công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh; việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp hành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao, tạo sự tin cậy cho đối tác; ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Nhược điểm: mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao; việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế; thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm; công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.