Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc các trường hợp, thông tin sau sau và trả lời câu hỏi.

a. Cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia H không có dấu hiệu giảm bớt. Trước tình hình đó, Hội động Bảo an Liên hợp quốc căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đã họp và soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp quân sự để duy trì hoà bình tại quốc gia H. Trong thời gian chờ đợi Nghị quyết được thông qua, quốc gia K, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đã đưa một số tàu quân sự của mình tiến vào lãnh thổ của quốc gia H.

- Việc làm của quốc gia K vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?

- Để không vi phạm nguyên tắc của pháp luật quốc tế trong trường hợp này quốc gia K cần phải làm gì?

b. Có quan điểm cho rằng các nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền; không can thiệp vào công việc nội bộ; quyền dân tộc tự quyết trong Hiến chương Liên hợp quốc xuất phát từ nội dung của "Sắc lệnh về hoà bình" của Nhà nước Xô Viết, trong đó kêu gọi chính phủ các bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất phải đình chiến và tiến hành những cuộc thương lượng. Quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao trong công ước Viên năm 1961 có nguồn gốc từ quyền bất khả xâm phạm đối với sứ giả trong luật La Mã, Hy Lạp cổ đại.

Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong trường hợp trên?

 

datcoder
19 tháng 7 lúc 13:38

Trường hợp a.

- Nước K vi phạm nhiều nguyên tắc:

+ Vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác vì đưa phương tiện quân sự vào lãnh thổ nước khác;

+ Vi phạm nguyên tắc nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực vì nước K uy hiếp nước H bằng cách đe doạ sử dụng vũ khí;

+ Vi phạm nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế vì nước K có hành vi đưa phương tiện quân sự vào lãnh thổ nước H nhằm mục đích uy hiếp nước này;

+ Vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế vì nước K vi phạm quy định của pháp luật quốc tế khi đưa khí tài vào lãnh thổ nước H.

- Để không vi phạm, nước K cần kiềm chế, không thực hiện hành vi đưa vũ khí vào lãnh thổ nước H khi chưa có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngoài ra, nước K cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế để bảo đảm xung đột được giải quyết trong hoà bình và đối thoại.

Trường hợp b. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ qua lại. Nhiều văn bản pháp luật quốc tế có nguồn gốc từ văn bản pháp luật quốc gia, pháp luật quốc gia là một nguồn tham khảo khi xây dựng các văn bản pháp luật quốc tế.