Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1: Chị A có nhu cầu tìm hiểu thông tin về thu hồi đất và phương án bồi thường trên địa bàn tỉnh B. Chị đã liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường tình B để được cung cấp thông tin. Thực hiện quy định pháp luật về tiếp cận thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp đầy đủ thông tin mà chị B đề nghị, đồng thời hướng dẫn chị theo dõi thông tin đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử về tài nguyên và môi trường của tỉnh
Trường hợp 2: Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, anh C biết được dự thảo Luật Đất đai đang trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân. Anh muốn tham gia đóng góp ý kiến nhưng anh D cho rằng người dân chỉ cần tập trung vào việc làm ăn, không cần quan tâm đến việc sửa đổi luật hay các vấn đề xã hội khác.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét như thế nào về việc làm của nhân vật, quan nhà nước trong các trường hợp trên?
- Theo em, anh C nên tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đại không? Vì sao?
- Nhận xét về việc làm của các nhân vật, cơ quan nhà nước:
+ Trường hợp 1: Việc làm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh B cung cấp đầy đủ thông tin mà chị B đề nghị, đồng thời hướng dẫn chị theo dõi thông tin đăng tài công khai trên cổng thông tin điện tử về tài nguyên và môi trường của tỉnh là phù hợp quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin; việc làm của chị A chủ động tìm hiểu thông tin về thu hồi đất và phương án bồi thường trên địa bàn tỉnh B và liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cung cấp thông tin là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của công dân.
+ Trường hợp 2: Việc anh C muốn tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của công dân; việc làm của anh D không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của công dân.
- Anh C nên tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai để thực hiện quyền dân chủ của công dân.