Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm .

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Trường hợp 1:

Chị A, chị B và một số bạn bè thường xuyên đóng góp tài chính để cùng nhau tổ chứuc hoạt động từ thiện cứu trợ người nghèo. Trong quá trình hoạt động, giữa chị A và chị B phát sinh mâu thuẫn về các khoản chi tiêu chưa có giấy tờ xác nhận, chị B đưa các thông tin không đúng sự thật về chị A lên tài khoản mạng xã hội của mình. Biết được viẹc này, anh C khuyên chị B không nên làm như vậy vì đó là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khắc. Sau đó, chị B đã hiểu vấn đề và gỡ các bài đăng.

Trường hợp 2:

Anh G đặt bốn vé xe khách nhưng khi lên xe chỉ còn lại ba chỗ trống. Do bức xúc, anh đã có hành vi lăng mạ, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu chủ xe để giải quyết. Thấy sự việc trên, một hành khách đi cùng xe đã lên tiếng can ngăn anh G.

Câu hỏi:

- Em hãy đánh giá về cách xử sự của nhân vật trong các trường hợp trên.

- Cho biết vì sao mọi người phải tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Cho biết em cần làm gì để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

datcoder
15 tháng 7 lúc 23:58

Đánh giá cách xử sự của nhân vật trong các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Hành vi đưa các thông tin không đúng sự thật về chị A lên tài khoản mạng xã hội cá nhân của chị B là xâm phạm quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Hành vi của anh C khuyên chị B là thể hiện sự tôn trọng, tự giác thực hiện quy định pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

+ Trường hợp 2: Hành vi lăng mạ, chửi bới nhân viên nhà xe của anh G là hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ về danh dự nhân phẩm. Hành vi can ngăn anh G của hành khách đi cùng là hành vi thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Mọi người phải tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thế, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm vì

+ Để bảo vệ các giá trị cao quý của con người

+ Thúc đẩy những hành vi văn minh, không xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, thân thể danh dự, nhân phẩm của người khác phát sinh trong các tình huống trong cuộc sống thường ngày:

+ Xây dựng ý thức tôn trọng quyền của người khác;

+ Góp phần duy trì trật tự, an toàn xã hội,...

Để thể hiện trách nhiệm, ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, công dân cần:

+ Tôn trọng các quyền của người khác;

+ Không có hành vi xâm phạm đến các quyền này;

+ Khuyên can người khác nếu người đó có hành vi xâm hại đến các quyền này; + Tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của các quyền này trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tự do và phẩm giá của con người,...