Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin .

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quốc Đạt

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

THÔNG TIN 1: 

- Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định:

"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

THÔNG TIN 3: Khoản 2 Điều 2 và Điều 5,6,7,8 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định:

- Khoản 2 Điều 2: "Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin".

- Điều 8:

"1. Công dân có quyền:

a) Được cung cấp thông ta đầy đủ, chính xác kịp thời;

b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vì vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

2. Công dân có nghĩa vụ:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp thông tin;

b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;

c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin”

Điều 5, 6, 7 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định:

- Điều 5

“Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này, được tiếp cận có điều kiện đối với thông tín quy định tại Điều 7 của luật này”

- Điều 6

“1.Thông tin thuộc bí mật nhà nước bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh trị quốc phòng, an nính quốc gia đối ngoại kinh tế khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợ ích của Nhà nước ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gi, quan hệ quốc tế trật tự,an toàn xã hội, đạo đức, xã hội, sức khoẻ của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ”

- Điều 7

“1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

2. Thông tín liên quan đến bí mặt đời sống riêng tư bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý”

Trường hợp 1: Lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn huyện y, một số cá nhân đã đưa ra những thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội, tạo tâm lí hoang mang và gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Biết được sự việc, Công an huyện Y đã triệu tập, xử lí nghiêm những đối tượng đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật lên mạng xã hội theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Trong quá trình sản xuất, Công ty X xã nước thải chưa qua xử lí ra môi trường. Người dân sinh sống xung quanh khu vực đã phản ánh thông tin vụ việc này cho chính quyền địa phương và Toà soạn báo K. Toà soạn đã cử phóng viên đến làm việc, xácminh thông tin kịp thời, viết bài đưa lên báo chí. Tuy nhiên, Công ty X đã có hành vi ngăn cản, đe doạ, không cho phóng viên tác nghiệp.

Câu hỏi:

- Trình bày nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin trên

- Cho biết các chủ thể trong trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Em hãy cho biết công dân có quyền gì trong tiếp cận thông tin. Cho ví dụ về các loại thông tin được tiếp cận.

Nguyễn Quốc Đạt
16 tháng 7 2024 lúc 0:28

* Yêu cầu số 1: Nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin:

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan.

- Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

+ Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác.

+ Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.

+ Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

* Yêu cầu số 2: Hành vi của các chủ thể tại trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí; cụ thể: đăng tải thông tin gây hoang mang và cản trở phóng viên tác nghiệp hợp pháp.

* Yêu cầu số 3:

- Nội dung Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tiếp cận thông tin của công dân:

+ Công dân có quyền:

a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;

b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

+ Công dân có nghĩa vụ:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;

c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

(Theo: Điều 8 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016)

- Ví dụ: Chị Lan muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Chị Lan đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi chị Lan trình bày về mong muốn của mình, chị đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mà chị đề nghị và được giải thích rõ về những nội dung trong thông tin.