Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 3. Nguyên tắc xử lí (trích)
1. Đối với người phạm tội:
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đâu, chỉ huy, ngoan cố chống đói, côn đồ, tái phạm nguy hiểm. lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
2. Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (trích)
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
3. Luật Xử li vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
Điều 3. Nguyên tắc xử lí vị phạm hành chính (trích)
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lí nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chinh gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
4. Tại một ngã tư giao thông, ông A (nhân viên) và ông B (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai đã điều khiển xe máy vượt đèn đò và đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.
5. Ông P làm nghề nhuộm vải, còn ông Q làm nghề tái chế kim loại nhôm. Cả hai ông đều xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, gây ô nhiễm môi trường, làm chết toàn bộ số cá đang nuôi trong lồng bè của ông K. Cơ quan có thầm quyền đã buộc ông P và ông Q phải chấm dứt hành vi xả thải và đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra cho ông K theo quy định của pháp luật.
6. Ông V (62 tuổi) và anh M (18 tuổi) đang vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì bị công an bắt. Khi xét xử Toà án quyết định: anh M bị phạt 9 năm tù, còn ông V bị phạt 12 năm tù.
1/ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?
2/ Ở trường hợp 4, theo em đề bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau hay khác nhau? Vì sao?
3/ Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoa.
1/ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện ở mỗi thông tin, trường hợp là:
- Các đoạn thông tin 1, 2, 3: Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp 4: Ông A và ông B tuy ở 2 vị trí công việc khác nhau, nhưng đều bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
- Trường hợp 5: Ông P và ông Q tuy làm những nghề nghiệp khác nhau, nhưng đều bị xử phạt khi có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
- Trường hợp 6: Ông V và anh M tuy khác nhau về độ tuổi, nhưng đều bị xử lí hình sự khi có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
2/ Trong Trường hợp 4, để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau. Vì ông A và ông B cùng phạm một lỗi (vượt đèn đỏ); mức độ vi phạm ngang nhau và hành vi vi phạm xảy ra trong một hoàn cảnh như nhau.
3/ - Một số quy định của pháp luật:
+ Điều 9 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lí theo pháp luật.
+ Khoản 6 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
+ Điều 95 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ví dụ minh họa:
+ Ví dụ 1: Anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X, anh B cùng với chị C có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh B có tính chất dã man, còn chị C là đồng phạm. Vì vậy toà tuyên án anh B là 2 năm 4 tháng tù còn chị C bị tuyên mức án là 1 năm 7 tháng tù.
→ Như vậy có thể thấy rằng toà án căn cứ vào mức độ, tính chất và hành vi vi phạm để xác định hình phạt và mức án phạt. Cho dù anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X thì cũng vẫn phải chịu mức án về hành vi của mình, không có sự thiên vị nào ở đây cả bởi anh B bình đẳng như mọi công dân Việt Nam khác về trách nhiệm pháp lý.
+ Ví dụ 2: Doanh nghiệp A có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp A đã cấu kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện trót lọt các hành vi này. Cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý một cách nghiêm minh, đúng pháp luật.
→ Trong ví dụ này, có thể thấy rằng pháp luật nghiêm minh xử lý đúng người đúng tội, cho dù có là cán bộ cơ quan nhà nước nhưng khi có sai phạm vẫn sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.