- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX:
- Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục, trên địa bàn rộng
- Mục đích : chống Pháp, chống triều đình phong kiến
- Lực lượng tham gia : đông đảo các tầng lớp nhân dân
- Phương pháp đấu tranh: chủ yếu về khởi nghĩa vũ trang , ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị
- Tính chất : bị chi phối tu tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc
- Kết quả : thất bại
- Ý nghĩa : thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc
Nhận xét về phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX
- Lãnh đạo phong trào chủ yếu là văn thân sĩ phu
- Đấu tranh giành độc lập và bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến
- Lực lượng tham gia đông đảo, quy tụ được quần chúng nhân dân đoàn kết đấu tranh, thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Các cuộc đấu tranh hầu hết chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến.
- Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, phân bổ trong nhiều gian đoạn thời gian, không có sự đoàn kết thành một mối.
- Các cuộc đấu tranh này đánh dấu sự thất bại của hệ tư tưởng phong kiến trong việc bảo vệ dân tộc trước một kẻ thù mới.