a. Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp (tiêu diệt)
- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc
b. Ý nghĩa chính sách ngoại giao:
- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh
Câu trả lời hay nhất: Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.
Nguyễn Huệ - tức vua Quang Trung - là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị vua giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của vua Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn...
Đại Việt là một nước nhỏ giáp với những nước láng giềng quy mô, trình độ phát triển khác nhau, từ đế chế Trung Hoa hùng mạnh và bành trướng đến những nước nhỏ nhưng cũng có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lý chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối đối ngoại thích hợp được thực tế kiểm chứng để tồn tại và phát triển
Đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.
Đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.