Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Sách Giáo Khoa

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn.

a) Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.

- Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).



Trần Thị Bích Trâm
17 tháng 4 2017 lúc 20:34

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.

b) Na:1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2

Al: 1s22s22p63s23p1

- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Kiên
16 tháng 10 2018 lúc 14:32

Z=9 thì lm thế nào ạ

Bình luận (1)
Phan Nguyễn Hoàng Vinh
27 tháng 10 2018 lúc 15:52

Cấu hình electron, Mg (Z=12): \(1s^22s^22p^63s^2\)

Ta thấy: Mg thuộc ô thứ 12, thược chu kì 3 và nhóm IIA

a)

-Mg có tính kim loại vì có 2 electron lớp ngoài cùng.

-Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi: MgO

-Công thức oxit cao nhất: MgO, hidroxit tương ứng: Mg(OH)2.

Vì vậy Mg thể hiện tính chất của một bazo trung bình.

b) Na: 1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2.

Al: 1s22s22p63s23p1.

- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thichinh Cao
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bùi Thị Tú Quyên
Xem chi tiết
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
Phùng Đức Hậu
Xem chi tiết
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
kha tran
Xem chi tiết