Bài 28: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Dựa vào thông tin và hình 28.2, hãy trình bày tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển - đảo nước ta.

datcoder
24 tháng 3 lúc 18:39

* Khai thác sinh vật biển

- Trước đây, nước ta chủ yếu khai thác gần bờ. Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng đầu tư phương tiện, đổi mới kĩ thuật cùng với nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến nên việc đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh.

- Sản lượng khai thác thuỷ sản biển tăng nhanh, đặc biệt là cá biển. Ngoài khai thác cá biển, nước ta còn khai thác nhiều loài sinh vật biển khác như: tôm, cua, mực.....

- Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản biển cao hàng đầu cả nước. Các tỉnh có ngành này phát triển mạnh là: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Việc khai thác sinh vật biển đang góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế biển như: du lịch biển đảo, các ngành dịch vụ biển....

- Tuy nhiên, việc khai thác cần gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi và bảo vệ môi trường.

* Khai thác khoáng sản biển

- Nhiều loại khoáng sản biển ở nước ta đã được khai thác và mang lại hiệu quả cao.

- Quá trình thăm dò dầu khí được tiến hành từ sớm, với khoảng 4 vạn tấn dầu được khai thác vào năm 1986. Sau đó, nước ta tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước khác nên sản lượng khai thác dầu thô và khí tự nhiên ngày càng tăng nhanh.

- Trong giai đoạn 2010 - 2021, tổng sản lượng khai thác đạt gần 180 triệu tấn dầu thô và 113 tỉ m³ khí tự nhiên.

- Sản lượng dầu thô khai thác chủ yếu để xuất khẩu và làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc hoá dầu ở Nghi Sơn (Thanh Hoá), Dung Quất (Quảng Ngãi), Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu). Khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy sản xuất khí – điện – đạm ở Cà Mau, Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu).....

- Nghề muối được phát triển từ khá sớm nhưng năng suất còn thấp, sản xuất chưa ổn định, tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Thuận.....

- Khai thác tỉ-tan, cát trắng chủ yếu ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà.

- Quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến khoảng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

* Giao thông vận tải biển

- Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua không ngừng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hiện nay, cả nước có 34 cảng biển (có hai cảng đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với các cảng biển tổng hợp địa phương).

=> Nước ta đã hình thành và phát triển các tuyến vận tải biển quốc tế và nội địa.

- Ngành vận tải biển đứng đầu về khối lượng luân chuyển trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta. Trong giai đoạn 2000 – 2020, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tăng khả nhanh, sau đó giảm vào năm 2021, đặc biệt là khối lượng luân chuyển.

* Du lịch biển – đảo

- Cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của ngành du lịch cả nước, du lịch biển - đảo phát triển mạnh cả về số lượt khách và tổng thu du lịch lữ hành. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của du lịch biển - đảo trong giai đoạn 2020-2021.

- Nhiều sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, lặn biển, thể thao biển.... được chú trọng đẩy mạnh.

- Nhiều khu vực du lịch biển - đảo tiếp tục được đầu tư phát triển như: Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long, Phú Quốc, Côn Đảo, Bình Thuận.....

- Du lịch biển - đảo góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố ven biển, tăng cường sự kết nối giữa các vùng lãnh thổ.

- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần khai thác hợp lí tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường vùng biển - đảo.