* Yêu cầu số 1: Hành vi của chị K trong trường hợp đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Cụ thể:
- Theo Điều 143 Luật Quản lí thuế năm 2019, các hành vi trốn thuế bao gồm:
+ Không nộp hồ sơ đăng kí thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lí thuế năm 2019;
+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
+ Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hoa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;
+ Sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hoa đơn để hạch toán hàng hoa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp;
+ Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp;
+ Khai sai với thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hoá đã được thông quan;
+ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế;
+ Sử dụng hàng hoa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lí thuế;
+ Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lí thuế;
- Như vậy, hành vi không xuất hoa đơn khi ban hàng hoa, dịch vụ theo đúng quy định của chị K được xem là hành vi trốn thuế. Hành vi trốn thuế sẽ bị xử lí hình sự theo tội trốn thuế, căn cứ theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
* Yêu cầu số 2: Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà chị K phải gánh chịu hậu quả pháp lí tương ứng.
- Hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP). Đồng thời, buộc phải lập hoá đơn khi người mua có yêu cầu.
- Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, hành vi không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ (trừ trường hợp đã khai thuế đối với giá trị hàng hoá, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kì tính thuế tương ứng) nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lí.
- Ngoài ra, nếu hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng mà cấu thành Tội trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).