- Đặc điểm phân bố nguồn lợi thủy sản:
+ Trên hệ thống sông, hồ nước ngọt ở Việt Nam có khoảng 544 loài cá nước ngọt, nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Các hệ thống sông có nguồn lợi thủy sản dồi dào là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long.
+ Vùng biển có hơn 2000 loài cá, hàng trăm loài tôm, mực; trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ đại dương, cá song, tôm hùm,… Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang. Tổng trữ lượng hải sản của Việt Nam khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác bền vững trung bình khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm.
+ Nguồn lợi thủy sản nội địa và ven bờ biển đang bị suy giảm do khai thác quá mức.
- Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: năm 2021, tốc độ tăng trưởng đạt 1,7%, giá trị sản xuất thủy sản chiếm khoảng 26% toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Sản lượng thủy sản nuôi trồng cao, chiếm khoảng 55% tổng sản lượng (2021)
+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu là khai thác hải sản, đặc biệt là cá biển (chiếm 74,1% tổng sản lượng khai thác năm 2021). Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất cả nước (chiếm 44,6% cả nước). Khai thác xa bờ đang được đẩy mạnh, các tàu đánh cá và trang thiết bị được đầu tư hiện đại hơn.
+ Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, chủ yếu là nuôi tôm và cá. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất (chiếm 69,5% cả nước 2021). Phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Thủy sản nước ta xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,… Xuất khẩu thủy sản thúc đẩy các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.