- Tài nguyên sinh vật biển:
+ Tài nguyên sinh vật biển của nước ta phong phú và đa dạng, với nhiều hệ sinh thái biển, ven biển cùng một số loài quý hiếm, có giá trị cao.
+ Tiêu biểu là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng thường xanh trên các đảo, rạn san hô, thảm cỏ biển,...
+ Về thành phần loài, vùng biển nước ta có hàng nghìn loài cá, giáp xác, nhuyễn thể; hàng nghìn loài rong biển, chim biển; trên đảo có nhiều loài sinh vật quý hiểm được bảo tồn trong các vườn quốc gia như Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà,...
+ Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí tự nhiên là tài nguyên quan trọng với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m³ khí.
+ Năm 2021, nước ta đã xác định được 8 bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam (bể Sông Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...).
+ Ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nước ta đã phát hiện tiềm năng lớn về băng cháy. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng với trữ lượng đáng kể (ti-tan, đất hiếm, phốt-pho-rít (photphoric), cát thuỷ tinh) cùng các loại đồng, chì, kẽm,... phân bố ở đáy biển hoặc trong lòng đất dưới đáy biển. Nhiều đoạn bờ biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.
- Tài nguyên du lịch:
+ Vùng biển - đảo nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với đường bờ biển dài, bãi biển rộng (Sầm Sơn, Vũng Tàu,...), nhiều vịnh biển có phong cảnh đẹp (Hạ Long, Vân Phong,...), khí hậu mát mẻ.
+ Các đảo và quần đảo của nước ta có giá trị du lịch cao như Phú Quốc, Cù lao Chàm, Cát Bà,...
+ Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, các khu vực nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, cảng nước sâu.
+ Vùng biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế nên giao thông đường biển có nhiều điều kiện để phát triển.
- Ngoài ra, vùng biển nước ta có tiềm năng đáng kể về nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, thuỷ triều, sóng biển,...
+ Sử dụng các ứng dụng bản đồ trên internet để tìm hiểu vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.