Chỉ phân tích ở bán cầu Bắc:
+ Vào ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
+ Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì có hiện tượng đêm dài ngày ngắn.
Trong ngày 22/6, ở chí tuyến bắc có tia sáng MTrời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa. Ở cực bắc có ngày dài 24h. Đây là ngày mà bán cầu Bắc có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất & ngược lại với bán cầu Nam
Trong ngày 22/12, ở chí tuyến nam có tia sáng MTrời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa. Ở cực nam có ngày dài 24h. Đây là ngày mà bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất & ngược lại với bán cầu Bắc
- Dựa vào hình 24 ta thấy:
Vào ngày 22/6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các điểm ở nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, các địa điểm ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn ngày. Vào ngày 22/12, nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời, do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái đất nên các địa điểm nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm, các địa điểm ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày.
Chỉ phân tích ở bán cầu Bắc:
+ Vào ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
+ Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì có hiện tượng đêm dài ngày ngắn.