1. Tính chất nhiệt đới
- Việt Nam nằm trong vùng nội chỉ tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Vì vậy, nước ta có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ những vùng núi cao), trong đó miền Nam thường có nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc.
- Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn (khoảng 120 - 130 kcal/cm²); tổng số giờ nắng dao động tuỳ nơi, trung bình từ 1 400 - 3 000 giờ/năm.
2. Tính chất ẩm
- Nước ta có độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.
- Lượng mưa trung bình khoảng 1500-2000 mm/năm nhưng có sự phân hoá: nơi mưa nhiều có thể lên đến 3 500 – 1000 mm/năm; nơi mưa ít có thể dưới 1.000 mm/năm.
- Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp yếu tố dịa hình.
3. Tính chất gió mùa
Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tin phong bản cầu Bắc, đồng thời chịu ảnh hưởng của các khối không khi hoạt động theo mùa nên hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các khối không khí lạnh có nguồn gốc từ áp cao
Xi-bia (Siberia) tràn xuống nước ta theo hướng đông bắc, đem đến mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa dòng thời tiết lạnh khô, nữa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn.
+ Càng di chuyển xuống phía nam, tính chất của gió mùa Đông Bắc càng biến tính, it lạnh hơn và gần như bị chăn lại ở dây Bạch Mã. Do đó, ở miền Nam, Tín phong bản cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ và tạo một mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Gió mùa hạ:
Từ tháng 5 đến tháng 10, có hai luồng gió hướng tây nam thổi vào nước ta:
+ Nửa đầu mùa hạ: khối không khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, dem mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dây Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt – Lào, khối không khí này tạo hiệu ứng phơn, gây thời tiết khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung và một phần khu vực Tây Bắc,
+ Giữa và cuối mùa hạ: các khối không khí xuất phát từ áp cao cân chỉ tuyến bản cầu Nam hoạt động mạnh, khi vượt qua vùng biển xích dạo, khối không khí trở nên nóng ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Trong thời gian này còn có sự hình thành và hoạt động của dài hội tụ nhiệt đới, gây ra các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, do sự hình thành của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi có hướng đông nam.
Khí hậu nước ta có sự phân chia theo mùa ở các khu vực khác nhau: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa khô và mùa mưa rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô