* Thế mạnh
- Tây Nguyên có diện tích và độ che phủ rừng khá lớn, đứng thứ 3 cả nước.
- Năm 2021, tổng diện tích rừng ở Tây Nguyên gần 2,6 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 46,3%.
- Vùng có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng: rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá,... với tính đa dạng sinh học cao.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến,...; các cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sa nhân, hà thủ ô trắng,...
- Tây Nguyên có các khu dự trữ sinh quyển thế giới như Kon Hà Nừng, Langbiang; các vườn quốc gia như Chư Mom Ray, Yok Đôn,...
* Hạn chế: vùng có mùa khô kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rừng.
* Hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng
- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:
+ Tây Nguyên chú trọng giữ vững diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là các rừng đầu nguồn và bảo tồn tài nguyên sinh vật tại các vườn quốc gia.
+ Diện tích rừng trồng của vùng có xu hướng tăng.
+ Các địa phương thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định; giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: sản lượng gỗ khai thác của vùng những năm qua tăng.
+ Gỗ sau khai thác đã được chú ý ở khâu chế biến, giúp gia tăng giá trị của sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên, sản phẩm gỗ chế biến sâu còn ít.
+ Ngoài ra, vùng còn phát triển khai thác các lâm sản khác như tre, luồng, song mây, nhựa thông,...
- Những năm gần đây, Tây Nguyên đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực: chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp; quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;...