Chức năng của dấu chấm phẩy là gì? Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:
Tối, cái Bảng giải chiếu manh ra giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn thơ sau:
Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choất,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à,
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà! ”
(Tố Hữu, Lượm)
Em hãy nêu đặc điểm và chức năng của đoạn văn và văn bản bằng cách điền và bảng dưới đây:
Nội dung | Đoạn văn | Văn bản |
Đặc điểm | ||
Chức năng |
Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nào?
a) Kể chuyện.
b) Nghị luận.
Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi:
a. Tôi cần phải làm gì để ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ?
b. Giai điệu này sẽ đưa bạn đến với cái nôi của nền văn minh nhân loại bằng những thanh âm đầy mê hoặc.
c. Các di sản văn hóa góp phần giới thiệu hình ảnh quốc gia với bạn bè quốc tế.
d. Hải cẩu không có vành tai và di chuyển khó khăn trên cạn, trong khi sư tử biển có vành tai nhỏ và chạy được khá nhanh.
- Tìm từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với các từ được in đậm.
- Theo em, nếu những từ Hán Việt trong những câu trên được thay bằng những từ thuần Việt tương đương thì ý nghĩa của các câu có thay đổi không? Hãy lí giải.
Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản truyện.
Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản thơ.
11. Xác định công dụng của dầu ngoặc kép của các câu sau:
Hãy kiệt kê một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ mà em biết. Nêu tác dụng của phương tiện ấy.