Văn mẫu lớp 6

Yêu Isaac quá đi thui

Đóng vai cuốn sách kể lại cuộc đời mình?

Lưu Hạ Vy
26 tháng 11 2016 lúc 18:18

"Tôi là một quyển sách cũ, được ra đời vào năm 1966, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa. Tên tôi là ” Giai thoại làng Nho ” và người cha tinh thần đã sinh ra tôi là học giả Lãng Nhân. Tôi qua tay đến mấy đời chủ. Đầu tiên là một ông bố mua tôi về vì là người ham đọc sách. Khi ông qua đời, các con ông làm kinh doanh bận rộn nên không ngó ngàng gì đến tôi. Tôi bị vứt bỏ lăn lóc, trẻ con trong nhà khi nghịch ngợm đã ném tôi không hề thương tiếc. Tôi bị rách bìa, mất đi một số trang ở phần đầu và từ đó tôi trở thành một phế nhân bị ruồng bỏ. Chủ nhân ra lệnh cho người giúp việc tống tất cả chúng tôi vào kho, những quyển sách cũ chỉ choán vị trí mà không mang lại lợi lộc gì cả. Rồi một thời gian sau, họ cột chúng tôi lại thành từng bó to, chở đến nhà tặng cho một người bạn học cũ cho rảnh nợ.

Chủ nhân mới của tôi là một nhà giáo. Có lẽ vì là nhà giáo nên đã tỏ ra rất thích thú khi đón nhận những kẻ khốn khổ như chúng tôi. Ngôi nhà mới của tôi xem ra rất thanh bạch và giản dị, một giá sách tự đóng bằng bàn tay khéo léo của nữ chủ nhân. Chỉ trong một buổi sáng, người chủ mới đã sắp xếp có trật tự và ngăn nắp tất cả chúng tôi lên cái giá sách tự đóng này. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới bên cạnh cô chủ nhỏ và bạn bè là những quyển sách được bao bìa kỹ lưỡng và giữ gìn cẩn thận.

Khách mới nên được ưu tiên hơn vì vậy chúng tôi được cô chủ lần lượt mang ra đọc mỗi ngày. Khi đến phiên tôi diện kiến chủ nhân, tôi hồi hộp lắm vì không biết trong ánh mắt của cô chủ , mình sẽ được đánh giá ra sao ? Tôi thật sự sung sướng và hãnh diện vì cảm nhận mình đã mang lại sự thích thú cho cô chủ nhỏ. Khi cầm tôi trên tay, cô chủ nhìn tôi một lượt bằng đôi mắt thật hiền hậu. Sau đó, bàn tay nhỏ nhắn mở từng trang sách, vuốt nhẹ lên những vết cuốn góc cho phẳng phiu khiến cho những thương tích vì bị hành hạ, đối xử tệ bạc của tôi trước đây dường như không còn đau nhức nữa. Tôi suýt rớt nước mắt vì quá đỗi hạnh phúc. Tôi đã thật sự được đổi đời…

Không biết cô chủ nhỏ tìm được điều gì thú vị ở tôi mà ngày nào cũng chọn tôi để đọc và đọc một cách say sưa. Có lúc cô mỉm cười một mình, có lúc lại ngưng đọc, lấy một quyển vở ra và ghi chép vào trong đó. Tôi độ chừng cô chủ tìm ra điều gì đó hay ho và ghi vội lại để sau này khỏi quên. Tôi biết người chủ mới thật sự yêu quý mình nên chưa một lần nào làm cho tôi phải thất vọng hay đau đớn thể xác. Do tôi là một tư liệu tham khảo nên tôi có bề dày gần cả ngàn trang sách. Cô chủ không thể đọc hết trong một ngày nên cô phải đánh dấu trang để còn biết mà đọc tiếp vào ngày hôm sau. Cô không gấp mép trang đọc dở dang như một số người hay làm mà nhẹ nhàng đặt vào đó một tờ lịch được gấp nhỏ theo chiều dọc để làm dấu và đặt tôi trở vào chỗ của mình trên giá sách.

Hơn một năm làm người bạn thân thiết với cô chủ nhỏ, tôi quen thuộc bàn tay gầy nhỏ, ánh mắt ấm áp và nụ cười tươi tắn của cô. Tôi chìm ngợp trong ấm êm và hạnh phúc cho đến một ngày…

Những đồng nghiệp của cô chủ nhỏ đến thăm nhà. Vừa nhìn thấy giá sách, họ đã trầm trồ khen ngợi sự tỉ mỉ và ngăn nắp của chủ nhân. Tất cả họ đều sà đến giá sách để ngắm nghía và luôn miệng xít xoa. Họ tỏ ý muốn mượn những tác phẩm văn học, có lẽ họ đều là giáo viên dạy Văn. Cô chủ nhỏ thật tốt bụng, vui vẻ đồng ý cho mượn và ngay lập tức các bạn của tôi đã được lấy ra khỏi vị trí. Đó là những bạn ” Thành ngữ,Tục ngữ và Ca dao cổ “, ” Thời xa vắng ” và một số tác phẩm Văn học nước ngoài như ” Lâu đài người bán nón “, ” Thành trì “, ” Nữ tu sĩ “, ” Chuỗi hạt “… Tôi mừng vì mình thoát nạn, không phải xa rời cô chủ thân yêu. Thế nhưng đời có ai học được chữ ngờ đâu! Không thấy ai ngó ngàng gì đến tôi, cô chủ mới bảo : ” Có một tư liệu tham khảo rất quý giá mà tiếc là ngày còn đi dạy, mình đã không có được để mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Nay mình muốn giới thiệu với các bạn để có thể làm được điều đó với học sinh của chúng ta “. Những người bạn của cô chủ rất bất ngờ khi cô rút tôi ra khỏi giá sách và trao vào tận tay họ. Tôi cảm thấy bầu trời quay cuồng vì không biết số phận của mình rồi sẽ đi về đâu thì thời may cô chủ nói tiếp : ” Quyển sách này tuy đã cũ nhưng rất có giá trị và mình vô cùng yêu quý. Mình không vì ích kỷ mà giữ riêng cho mình nhưng mình cũng không muốn mất nó. Mình cho các bạn mượn đọc, nếu thấy có ích cho việc giảng dạy thì sao chép ra, khi nào xong thì gửi lại mình.”

Thế là tôi rời xa cô chủ thân yêu kể từ ngày hôm đó. Trong những ngày rời xa chủ nhân đáng kính của mình, tôi nhớ ánh mắt nhìn tôi trìu mến, nhớ bàn tay gầy xanh và nhỏ nhắn vẫn hằng vuốt những nếp quăn góc của tôi, nhớ nụ cười ngời sáng khi cô chợt khám phá ở tôi một điều gì mới lạ… Một trong những người bạn của cô chủ mượn tôi về chỉ vì tò mò, muốn sử dụng giá trị của tôi chứ không thực sự coi tôi như một người bạn thân thiết. Họ vồ vập tôi rồi ngay sau đó lại vứt tôi lung tung. Họ gấp mép không biết bao nhiêu trang sách để ghi dấu làm cho tôi đau quặn thắt. Và điều tồi tệ nhất, họ không ghi chép lại những điều cần thiết mà xé hẳn mấy chục trang sách mà họ cần dùng rồi ném tôi vào một xó cho đến hơn một năm sau mới trả tôi về cố chủ. Trong những ngày tháng phải xa cách cô chủ nhỏ, tôi lúc nào cũng nhớ thương cô da diết, mong muốn nhanh chóng được trở về nhà, được cô chủ nhỏ vuốt ve trìu mến và đọc chăm chú những tri thức mà tôi luôn muốn tận hiến cho một người biết yêu quý sách một cách thực thụ.

Ngày các bạn đến thăm và trả sách, cô chủ hồn nhiên và tin cậy bạn nên vui vẻ nhận lại tôi mà không kiểm tra hay hỏi han gì hết. Cô cũng đồng ý cho bạn bè khất lần sau sẽ trả những quyển sách đã mượn vì hôm đó đi vội quên mang theo sách hoặc hứa sẽ trả sau vì còn đang cần sử dụng.

Tối đó, cô chủ mang tôi vào giường để đọc. Tôi biết ngoài việc muốn đọc lại tôi, cô chủ nhỏ còn là vì nhớ người bạn đã xa cách quá lâu. Nhìn cách cô mân mê tôi trên tay mà tôi nghẹn ngào vì biết mình đã trở về với cô không trọn vẹn như trước… Tôi nuốt nước mắt khi nhìn thấy cô chủ vô tư không hề hay biết quyển sách mà mình trân quý đã bị lấy cắp mất mấy mươi trang. Tôi cũng thầm mong cô hãy khoan biết sự thật để cô còn được sống trong sự hồn nhiên và tin yêu cuộc đời.

Nhưng điều gì đến tất nhiên phải đến. Một tháng sau, cô chủ đọc đến những trang cuối thì phát hiện tôi không còn lành lặn nữa. Cô thảng thốt, ánh mắt hoảng hốt và khi hiểu ra sự thật, cô nhấc vội ống nghe lên định gọi cho người bạn đã mượn sách. Nhưng rồi cô bỗng buông rơi ống nghe, không gọi nữa, ghì xiết tôi vào lòng và nước mắt từ từ ứa ra trong lặng lẽ…

Cô chủ buồn hẳn đi, thường đứng im lặng bên giá sách hàng giờ như muốn xin lỗi chúng tôi vì đã quá chân thật và tin người. Cũng từ đó, giá sách chúng tôi mất hẳn những người bạn từng quây quần bên nhau vì những người bạn của cô chủ đã quên lãng mà không trả họ về ngôi nhà cũ như lời đã hứa …

Chắc loài người không bao giờ hiểu được những quyển sách như chúng tôi cũng có linh hồn và tình cảm nên mới hành xử như vậy. Nỗi đau mất mát thân xác của tôi xét cho cùng có lẽ không bằng nỗi thất vọng mà cô chủ nhỏ của tôi phải hứng chịu. Ôi! Tôi yêu quý vô cùng cô chủ nhỏ của tôi và không biết phải làm gì để bù đắp cho cô bây giờ?!..

Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !

tiểu thư họ nguyễn
26 tháng 11 2016 lúc 18:40

Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện.
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người.
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi.
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi.
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

Trần Ngọc Định
26 tháng 11 2016 lúc 19:15

Trong cuộc sống có rất nhiều vật dụng được làm ra để phục vụ con người, và tôi cũng vậy, những bạn học sinh luân cần đến tôi, đó là quyển sách giáo khoa với tên gọi Ngữ Văn 10. Tôi đã đi theo các bạn cấp 3 trong suốt năm học lớp 10 và có biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui lưu luyến cùng các bạn, những kỉ niệm không bao giờ quên.

Tôi – quyển Ngữ Văn 10 này đã có mặt từ rất lâu, đã qua tay bao nhiêu nhà biên soạn và ngày càng cải tiến nâng cao hơn, được trang trí một cách tỉ mỉ, mang một vẻ đẹp riêng biệt. Những bạn học sinh lớp mười cần đến tôi nhiều lắm có cả những sinh viên hay thầy cô giáo đều sử dụng tôi để làm tài liệu cho mình. Ngày đầu nằm chễm chệ trên kệ sách cùng với bao bạn sách khác nào là Toán, Lịch sử… người người ra ra vào vào đều cầm trên tay sách toán, hay nhiều loại khác, các bạn đều vui vẻ vì mình đã tìm được chủ nhân. Còn tôi nằm lăn lóc cùng bao bạn sách văn khác, tôi ước gì có ai đó để mắt tới tôi dù chỉ một lần. Và thế là lời cầu nguyện của tôi đã thành sự thật, một cô gái vô cùng xinh xắn đã chọn tôi. Tôi mừng thầm trong bụng, cuối cùng mình cũng đã tìm được cô chủ nhân mới này. Cô ấy cẩn thận bỏ tôi vào trong cặp và mang về nhà, tôi nghĩ sẽ có những chuyện vui mới với chủ nhân này, rất nhiều chuyện,… Tôi được bao bìa giấy trong để giữ bụi và được đặt cùng với các bạn sách lớp 10 khác. tôi cảm thấp như cô học sinh này yêu Văn ghê gớm vì lúc nào cũng nâng niu tôi, thỉnh thoảng cô ấy còn lật nhè nhẹ xem những bài đầu tiên. Ôi, sao mà tôi sung sướng quá vậy nè. Và cuối cùng, ngày khai giảng năm học mới đã đến, các bạn học sinh tấp nập và về trường, chủ nhân tôi cũng vậy. Thủa vào học chính thức, chỉ là ngày nhận lớp mà thôi, nhưng cô ấy vẫn mang theo tôi bên mình, tôi vui lắm vì đây là lần đầu tiên tôi có thể đến trường trong buổi khai giảng. Trùng hợp thay, sách Ngữ Văn tôi đây lại được sử dụng ngày đầu tiên, cũng là ngày thứ hai đầu tuần. Tối trước đó cô chủ đã tâm sự với tôi rằng sẽ cố gắng học tốt môn Văn tôi và nâng niu tôi hơn cả, tôi cảm động lắm vì tình cờ tôi biết rằng cô chủ này luôn tràn đầy cảm xúc, cô yêu Văn hơn ai hết. Khi cô chủ ngủ thiếp đi. Các bạn sách khác cùng tôi nói chuyện, cùng hứa hẹn sẽ gặp những điều may mắn trong năm học này của cô chủ. Ngày đi học đầu tiên, nằm trên chiếc bàn bé nhỏ mà cô chủ đã đặt tôi trên đó cùng với các dụng cụ học tập khác. Tôi được sử dụng cẩn thận, cô chủ lật từng trang, từng trang không nề có nếp gấp nào cả, tôi cảm thấy mình được chiều chuộng hơn những bạn khác. Từng tiết học trôi qua mau và đến hết giờ Văn, tôi được cô chủ bỏ vào ngăn tủ, nằm trong ấy, tôi buồn lắm vì không được ngắm xung quanh trong lớp mà toàn là một màu tối om. Tôi thấy yêu cô chủ tôi lắm vì những bạn sách khác, chủ nhân của họ không hề trân trọng họ tí nào cả. Người ta nói: học sinh phải biết giữ gìn vở sách sạch sẽ nhưng những điều tôi thấy hoàn toàn trái sự thật. Và cuối cùng suy nghĩ vẫn vơ của tôi bị cắt đứt bằng tiếng trống ra về. Thời gian trôi mau quá mới đó mà đã hết tiết học rồi. Về nhà nằm trên ngăn tủ của cô chủ tôi thấy mình sao mà bơ vơ quá, cô chủ tôi đã đi học rồi, thường ngày được cô chủ sử dụng để học, xem, tôi vui vì mình có giá trị để sử dụng. Nhưng dù sao như thế tôi cũng mãn nguyện rồi, tôi còn vui nhiều cái nữa, cô hay kể những chuyện trong lớp hài hước mà cô chủ gặp, cô chủ đâu biết rằng ngày nào tôi cũng hiểu và rất muốn chia sẻ với cô chủ. Những ngày theo cô chủ đến lớp cũng như thế mà dần dần trôi qua. Tôi nhớ cho đến một ngày đang yên vị trên cái bàn học trên lớp, có một bạn nam khác đã giấu tôi đi vì muốn trêu ghẹo cô chủ, nằm trong cặp bạn nam ấy mà xung quanh là một màu đen bao trùm lấy tôi, không biết cô chủ có tìm được tôi không? Từ bên trong tôi nghe tiếng khóc của cô chủ bên ngoài, tôi thầm nghĩ rằng, cô học sinh này yêu quý tôi biết nhường nào và không hề muốn mất tôi, tôi vừa khóc, vừa cười trong nước mắt, tôi sẽ không bao giờ quên sự việc lần này. Thời gian dần trôi qua, tôi – quyển Ngữ Văn 10 tuy không bị rách hay nhăn như các sách khác, nhưng tôi trông mình như cũ đi vậy mà cô chủ không hề bỏ mặt tôi, tôi vẫn được cô chủ mang đi học ngày ngày, có biết bao chuyện vui buồn cô đều kể tôi nghe. Có nhiều chuyện trong lớp cũng vậy, chứng kiến nhưng mọi người cứ nghĩ tôi là vật vô tri vô giác, không biết nói, không biết nghĩ.Có cô chủ xem tôi như là một người bạn thôi. Tôi thực sự cảm ơn trời đã cho tôi gặp một người chủ vô cùng tốt bụng. Gần cuối năm học, những quyển sách khác gần như không được chủ nhân mình quan tâm nữa, trong lòn tôi lại dâng lên nổi lo lắng, tôi sợ mình bị bỏ rơi không còn giá trị nữa. Nhưng không,hoàn toàn không, cô ấy vẫn ấp ru tôi những ngày cuối cùng của năm học. Sắp xa cô chủ rồi, tôi nhớ lắm, nhớ những tháng ngày ở cùng nhau, cùng đi học, cùng vượt qua những kì thi mệt mỏi, và đặc biệt là những lời tâm sự ngọt ngào của cô chủ nhỏ. Và thế là năm học cũng kết thúc, cái gì đến rồi sẽ đến, tôi nằm trong thùng giấy nhỏ cùng bao bạn sách khác, tôi thực sữ đã rời bỏ chủ nhân này rồi, không biết cô ấy có cho tôi cho ai không, hay là bán đi nhỉ? Nhưng dù sao, tôi cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là phục vụ việc học của cô chủ, tôi hi vọng rằng năm sau có thể gặp được một người chủ tương tự vậy, cùng tôi đến trường ngày ngày.

Thế đấy, chỉ vẻ vẹn một năm học thôi, nhưng trong tôi luôn tràn đầy những kỉ niệm đẹp đẽ cùng với các bạn lớp 10, đặc biệt là cô chủ của tôi. Tôi luôn tự hào về mình vì mình là một vật vô cùng quý giá giúp ích cho các bạn học sinh. Tôi chỉ có một hi vọng nhỏ nhoi, hãy yêu quý tôi và luôn trân trọng tôi, chỉ có như thế mới để lại trong lòng tôi và các bạn những kỉ niệm đẹp.

Cheval
26 tháng 11 2016 lúc 20:10

Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện.
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người.
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi.
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi.
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

ta thi ngoan
26 tháng 11 2016 lúc 21:29

Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện.
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người.
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi.
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi.
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

ta thi ngoan
26 tháng 11 2016 lúc 21:30

Mình chính là Chí Phèo con đẻ của nhà văn Nam Cao ,đựoc thầy giáo già dạy môn văn học lưu giữ 30 năm nay trong tủ gỗ đây các bạn ơi !
Mình kể ra tuổi tác cũng cao ,thân hình đen đủi ,đựoc thầy Nam Cao cho ra đời vào những năm 19 30-1945 .Vậy nên nhà nứoc xếp mình vào dòng văn học cách mạng giai đoạn đó.
Nhìn bề ngoài ,đọc tên mình thì có lẽ các bạn học sinh ptth trở lên đều biết cả ,tên là thế chứ mình đem tâm trạng của nhà văn yêu nứoc ,thời kì chưa có đừong lối cách mạng cụ thể ,mình mới chỉ là ngọn lửa le lói tinh thần đấu tranh cách mạng giai đoạn đầu ,dẫu sao mình cũng làm tiền đề cho nguồn lực yêu nứoc .Thầy giáo già đem mình đi dạy suốt 30 năm trong cuộc đời ông ,mình đã mô tả hiện thực cuộc sống hiện thực của người nông dân chân lấm tay bùn bị 2 tròng áp bức đó là thực dân và phong kiến .Mình đẫ từng giúp rất nhiều bạn hiểu đựoc thế nào là dòng văn học cách mạng 30-45.Mình cũng tự hào vì những gì mình cống hiến ,giúp các bạn học tập tốt môn văn hơn,học giỏi hơn .Ông giáo năm ngoái mới qua đời ,nay vào ngày giỗ,đầumọi người đem mình ra để phơi và ôn lại kỉ niệm của đời ông đã cống hiến và gắn bó với nghiệp văn chương như nào ,mình đựoc đem đến trứoc bàn thờ của ông giáo và trình lại ông .Giờ thì họ lại đem mình vào cất trong tủ gỗ mọt cũ kkĩ của ông từ thời xưa rồi .
Cuộc đời mình chỉ là cuốn sách nhỏ bé ,đơn giản vậy thôi nhưng nói lên bao điều ,mình tâm sự đôi chút về đời mình để các bạn chia sẻ vậy nhé !


Các câu hỏi tương tự
Ánh Sáng Của Đảng
Xem chi tiết
nguyen thu thi
Xem chi tiết
Lê Quyên
Xem chi tiết
Xu A Đinh
Xem chi tiết
Linh Xinh
Xem chi tiết
Sanaki sana Gacha
Xem chi tiết
Đỗ Diệu Linh
Xem chi tiết
Đỗ Diệu Linh
Xem chi tiết
Phạm Chinh
Xem chi tiết