Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim "
1. Nêu chủ đề của văn bản
2. " Từ ấy " là từ khi nào ? Sự kiện này có ý nghĩa gì đối với cuộc đời nhà thơ ?
3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng qua hình ảnh " bừng nắng hạ " , " mặt trời chân lí "
4. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của từ "bừng" , "chói"
5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu cuối ?
6. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 - 7 câu ) cảm nhận của anh / chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình khi tiếp nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản .
HELP ME !!!!!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim "
1. Nêu chủ đề của văn bản
Diễn tả niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng Cộng sản2. " Từ ấy " là từ khi nào ? Sự kiện này có ý nghĩa gì đối với cuộc đời nhà thơ ?
Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu.
3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng qua hình ảnh " bừng nắng hạ " , " mặt trời chân lí "
Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ.Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý toả sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng.
4. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của từ "bừng" , "chói"
Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ “bừng” và từ “chói”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, từ “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh. Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ.
5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu cuối ?
Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng.
6. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 - 7 câu ) cảm nhận của anh / chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình khi tiếp nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản .
- Giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản - giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ - đã đem đến cho người thanh niên trẻ tuổi niềm vui lớn: khai thác các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim, các động từ mạnh bừng, chói, rộn… làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Giác ngộ lí tưởng cộng sản với Tố Hữu, có nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp, gắn cá nhân mình với quần chúng nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn: khai thác hình ảnh tôi - mọi người, hồn tôi - bao hồn khổ, khối đời, các động từ buộc, trang trải, gần gũi…