Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.
Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói:
- Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỉ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ.
Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Người kia tức giận nói:
- Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết.
Nói rồi phất áo đi.
(Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục – 2006, tr.56)
1. Ngô Tử Văn đã được Nguyễn Dữ giới thiệu như thế nào? Nét tính cách nào được tác giả nhấn mạnh ở nhân vật?
2. Vì sao Ngô Tử Văn lại đốt đền? Chi tiết Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời thể hiện điều gì?
3. Thái độ của mọi người và thái độ của chính Tử Văn ra sao khi chàng đốt đền? Anh/chị có đồng tình với hành động đốt đền của Ngô Tử Văn không? Nếu trong hoàn cảnh tương tự Ngô Tử Văn, anh/chị sẽ ứng xử như thế nào?
4. Trước lời đe dọa của viên Bách hộ họ Thôi, Tử Văn vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Thái độ của Tử Văn có quá ngông ngạo không? Vì sao?
1.
- Tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang -> Rất cụ thể nhằm tăng độ tin cậy.
- Tính cách được tác giả nhấn mạnh giới thiệu là: Khảng khái, nóng nảy, cương trực, thấy tà gian là không chịu được.
=> cách giới thiệu truyền thống, gieo vào lòng người đọc những ấn tượng tốt đẹp về nhân vật. Là sự dẫn dắt, gợi mở cho tất cả những hành động đằng sau của Tử Văn.
2. Hành động đốt đền
- Giới thiệu về ngôi đền trong làng: Linh ứng nhưng bị tên Bách hộ họ Thôi (tướng giặc) cướp lấy làm yêu làm quái trong dân gian.
- Thái độ của Tử Văn: Tức giận trước những chuyện sai trái.
=> Lý giải nguyên nhân đốt đền: Không phải vì ngỗ ngược, không phải vì danh tiếng cá nhân mà là nhân danh lẽ phải, bảo vệ nhân dân.
- Hành động: Tắm rửa sách sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.
=> Tin vào sự chính trực của mình, muốn trời chứng dám cho hành động chân thành của mình không vì mục đích xấu xa. Đây là hành động xuất phát từ ý thức rõ ràng, không phải do bồng bột.
3. - Thái độ sau khi đốt đền: Mọi người lắc đầu, lè lưỡi lo sợ, Tử Văn “vung tay không cần gì cả”
4. Ngô Tử Văn không ngông ngạo. Sự đối lập của hai bên khẳng định bản lĩnh, sự can đảm của Tử Văn. Cuộc đối mặt này chấm dứt trong một tình thế căng thẳng tiếp tục gây hứng thú cho người đọc