- Nhà thơ Hàn Mặc Tử:
+ Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.
+ Ông sinh tại tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), trong một gia đình công giáo nghèo.
+ Tốt nghiệp trung học ở Huế, năm 1932 ông làm ở Sở Đạc điền ở Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.
+ Được coi là hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới.
- Cảnh vật, con người xứ Huế:
+ Cảnh vật xứ Huế cổ kính, mộc mạc nhưng nên thơ và hữu tình.
+ Xứ Huế có nhiều kì công kiến trúc nổi tiếng, là chứng nhân của lịch sử hào hùng của dân tộc.
+ Xứ Huế có nhiều điệu hò, điệu lý, điệu Bắc, điệu Nam, đàn ca tài tử,...
+ Ẩm thực Huế mang nét thanh cao của cung đình, có sự kết hợp món ngon dân gian Huế lâu đời và nhiều món ngon nhất cả nước, được đưa về Phú Xuân Huế dâng chúa, tiến vua.
- HCST bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
+ Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh, ở trại phong Quy Hòa => Cô đơn, xa cách với cuộc đời.
+ Khơi nguồn cảm hứng từ tấm bưu ảnh mà Hoàng Cúc gửi tặng khi biết ông bị bệnh, từ mối tình đơn phương với Hoàng Cúc, từ tình yêu và kỉ niệm với xứ Huế.
=> Khơi gợi kí ức thầm kín xa xưa và nỗi nhớ con người, cảnh vật xứ Huế.