Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Phương Bình
* Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi từ số 1 đến 4. Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông, Núi cao biển rông mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? Câu 2: Nêu hiểu biết của me về thể loại ấy? Câu 3: Hảy viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu nêu ấn tượng của em về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên? Câu 4: Chép một văn bảng có nội dung tương tự? *Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8 : Bánh Trôi Nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. _Hồ Xuân Hương_ Câu 5: Bài thơ trên có mấy nghĩa ? Câu 6: Nhà thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên điều gì ? Câu 7: Phép tu từ được sử dụng hiệu quả trong bài thơ này. Câu 8: Em hiểu ý nghĩa của cụm từ "Bảy nổi ba chìm" là như thế nào ? Câu 9 So sánh cụm từ "ta nói ta" trong bài Qua Đèo Ngang với bài Bạn Đến Chơi Nhà ? --------------- giúp mình nha ... !! Mai ktra ròi ... ----------- Thanks very much !!
Nguyễn Linh
6 tháng 11 2017 lúc 12:18

Câu 8 :

Ba chìm bảy nổi là câu thành ngữ chỉ cuộc đời con người gian nan lận đận, vất vả, gian truân, lúc lên lúc xuống, khi sướng khi khổ, và những điều này đan xen nhau một cách triền miên, dai dẳng, ý nói con người đó phiêu dạt, vất vả long đong.
Cũng giống như hình ảnh một vật, hoặc một đám bèo bập bềnh trôi nổi trên mặt nước, không cố định, chìm lổi lênh đênh.

Sử dụng cặp từ babảy, chìmnổi là vì:
- Ba và bảy là hai số đếm, khi tham gia kết hợp với nhau, chúng biểu thị cho số nhiều, không phải là 3 hay 7 cụ thể, mà là một số nhiều, ví dụ nói: ba lần bảy lượt, có ba bảy cách làm, thương anh có ba bảy đường thương, ba dây bảy mối, v.v..
- Chìm và nổi là 2 động từ trái nghĩa nhau, chìm xuống dưới và nổi lên trên, ý nói lúc chìm lúc nổi.
Câu Ba chìm bảy nổi cũng thường được nói là Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.
Cũng có câu ca dao:
Ba chìm bảy nổi lênh đênh, Có khi để ngả để nghênh thiệt thòi.

Câu ba chìm bảy nổi cũng được nhắc đến trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, khi nói về hoành cảnh người con gái trong xã hội phong kiến thời xưa:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Nguyễn Linh
6 tháng 11 2017 lúc 11:47

Câu 9 :

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với

ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:

+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự

gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Nguyễn Linh
6 tháng 11 2017 lúc 12:09

Câu 5 :

Bài thơ " Bánh trôi nước " có 2 nghĩa :

+ Nghĩa 1 : miêu tả chiếc bánh trôi

+ Nghĩa 2 : kể về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Nguyễn Linh
6 tháng 11 2017 lúc 12:17

Câu 6 : Nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về :

Người phụ nữ người xưa có hình thể đẹp , xinh , đầy đặn , phúc hậu nhưng cuộc đời chìm nổi lênh đênh phải phụ thuộc vào người khác nhưng phẩm chất vẫn sắc son , thủy chung , tình nghĩa.

Nguyễn Linh
6 tháng 11 2017 lúc 12:20

Câu 4 :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


Lê Thị Thanh Hoa
6 tháng 11 2017 lúc 20:49

Đây là đến tận câu 9 rùi còn đâu


Các câu hỏi tương tự
Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ánh Dương
Xem chi tiết
Trần Phương Bình
Xem chi tiết
Linh Ngoc
Xem chi tiết
Jeon Tỷ
Xem chi tiết
Hang Nguyen
Xem chi tiết
Dương Đỗ
Xem chi tiết
Đinh Nguyễn Kim My
Xem chi tiết
nguyen quoc binh
Xem chi tiết