Văn bản ngữ văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quân Minh

Đọc đoạn vb sau và thực hiện các yêu cầu

'' Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là 2 vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm phải chết vì thiếu lửa.

Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em không thể “woot!” cũng chẳng “hot”, sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ...Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người, nhân cách - Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân?''

Câu 1. XĐ thao tác lập luận chính trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. Ý nghĩa của từ ''lửa'' được in đậm trong 2 câu văn sau: '' Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa.''

Câu 3. Tại sao tác giả lại nói: ''Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người, nhân cách - Việt.''?

Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh chj được rút ra từ đoạn văn bản trên.

Đặng Thị Dương
3 tháng 2 2017 lúc 12:17

1. lập luận theo phương thức tổng phân hợp

2. lửa ở câu văn thứ nhất là ngọn lửa thông thường, ngọn lửa được bàn tay con người thắp lên. Còn lửa ở câu văn thứ hai là tấm lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi con người Việt Nam đối với quê hương, đất nước.

3.truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước,... là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà ông cha ta vẫn luôn dạy từ trước đến nay. Bởi thế nên giữ được lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ, biết "ủ lửa" chính là giữ nhân cách của người Việt Nam.

4. Ý nghĩa: Là người Việt Nam, chúng ta phải cần phải giữ trong mình tình yêu quê hương, đất nước, con người, giữ lòng tự hào, tự tôn dân tộc để xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ đi trước, xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.


Các câu hỏi tương tự
- - Blood_Star
Xem chi tiết
- - Blood_Star
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Hà Thảo
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Kem Matcha CHANNEL
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết