Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
" Hòa bình tôi trở về đây
Vẫn mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con( khó nói lắm anh ơi)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù nó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người.
( Quê hương_ Giang Nam)
1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu ít nhất 2 đặc điểm của thể thơ ấy.
2. Nêu PTBĐ được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết phương thức nào là chính?
3. Trong câu thơ " Chuyện chồng con( khó nói lắm anh ơi)" bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần gì?
4. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Các bạn giúp mk bài này với!!!
1* Thể thơ: Tự do
2* PTBD: Tự sự , miêu tả, biểu cảm
* PTBD chính: Biểu cảm
3. Trong câu thơ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!), tác giả có sử dụng thành phần chêm xen. Đây là lời của cô gái được xen vào mạch kể và mạch trữ tình của bài thơ. Nó vừa thể hiện rất đúng sự e lệ của một người con gái đang yêu mà không biết làm sao bộc lộ tình cảm trước người mình yêu; đồng thời, nhờ sử dụng thành phần chêm xen mà giọng thơ trở nên phong phú hơn: trong một câu thơ, nghe cất lên tiếng nói của hai nhân vật.
1)thể thơ: tự do
Đặc điểm của thể thơ ấy: số tiếng trong các câu thơ không đều nhau,cả đoạn thơ là một mạch cảm xúc phóng túng,không phân chia thành các khổ thơ đều đặn về số câu.
2)PTBĐ của đoạn thơ:
-phương thức tự sự: đọc đoạn thơ có thể tóm gọn được câu chuyện,có nhân vật,có sự kiện,có diễn biến.
-phương thức biểu đạt(hay trữ tình) là phương thức chính của đoạn thơ vì đây là một tác phẩm thuộc loại trữ tình cho nên những yếu tố kể(tự sự) có tác dụng góp phần biểu đạt cảm xúc của tác giả về đối tượng được đề cập đến trong bài
3)Trong câu thơ " chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi)",bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần chêm xen
4)Câu này í bạn là ng.thuật của câu 3 hay là của cả đoạn thơ luôn vậy?