Mở đoạn:
- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"
- Giới thiệu tác giả.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý như sau:
- nêu nội dung của bài thơ.
- Mở đầu bài thơ là nơi hoạt động của người cộng sản:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
+ Phép đối: sáng - tối và ra- vào làm cho 2 vế trong câu có sự sóng đôi với nhau, từ đó gợi lên sự nhịp nhàng, cuộc sống nề náp của Bác: sáng ra tối vào.
- Tiếp đến câu thơ thứ hai: "Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng."
+ Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn của người.
- Tiếp đó: "Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng."
+ Đó có lẽ hình tượng trung tâm của bài thơ.
+ Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn.
+ Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn khoan thai đĩnh đạc. Từ đó, em cảm nhận được một hình ảnh giản dị nhưng lại rất "sang" ở Bác.
- Đến câu thơ cuối" Cuộc đời cách mạng thật là sang"
+ Phải chăng đó là lời nhận định tổng quát của Bác? (tình thái từ: chăng)
+ Bác ca ngợi cuộc đời cách mạng rất "sang" nhưng theo em, con người Bác cũng "sang".
- Kết luận:
+ Qua bài thơ, em cảm nhận được hình ảnh một con người có tinh thần lạc quan, phong thái ung dung khi trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. (trợ từ: được)
+ Ôi, một hình ảnh "sang" và "đẹp". (từ cảm thán: ôi).
Kết đoạn:
- Khẳng định lại hình ảnh Bác.