Cây cối quan trọng như vậy nhưng dường như con người vẫn chưa đánh giá được đúng giá trị của chúng. Với sự bùng nổ lớn, dân số thế giới đã vượt qua con số 7 tỷ người (7.021.836.029 người vào 1/7/2012).
Càng nhiều người thì càng nhiều nhu cầu về các sản phẩm từ cây cối (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng...) hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta "tàn sát" nhiều cánh rừng hơn trong khi số lượng cây được tái trồng không đáng bao nhiêu.
Theo thống kê, con cháu chúng ta sẽ không còn cơ hội để đến thăm khu rừng nhiệt đời Amazon chỉ trong khoảng... 50 năm tới. Nhưng còn nhiều viễn cảnh u ám hơn nhiều đang chờ đợi chúng ta:
Không khí "bẩn"
Nếu không có cây cối, 99% con người không thể tồn tại ngoài tự nhiên vì không khí lúc này không thích hợp cho việc hô hấp.
Bất cứ khi nào ra ngoài, nam hay nữ, già hay trẻ cũng đều phải mang theo mặt nạ dưỡng khí để có thể lọc được chút ít Oxy còn xót lại trong không khí lúc này.
Sở dĩ không khí "bẩn đi" là do không còn "lá phổi xanh" để lọc CO2 và tạo ra O2 nữa. Sự vắng mặt của thực vật sẽ dẫn đến viêc nồng độ CO2 tăng đáng kể và sự giảm O2 một cách trầm trọng.
Lúc này trong không khí sẽ đầy rẫy các chất khí độc hại như Cacbon Monoxide, Nitrogen Dioxide,....
Đất đai cằn cỗi
Nếu vẫn có thể sống sót sau sự khủng hoảng không khí "bẩn" thì bạn sẽ tiếp tục phải đối diện với 1 tác động khác không kém phần nguy hiểm, đó là đất đai cằn cỗi.
Nếu bạn nghĩ điều có vẻ quá bình thường và chẳng liên quan gì tới mình thì bạn đã nhầm. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, có đến 2,5 tỷ người (hơn 1/3 dân số thế giới) phụ thuộc vào nông nghiệp.
Như vậy, không có cây cối, đất đai sẽ cằn cỗi, ít dinh dường, dẫn đến việc trồng trọt đi xuống, lương thực thiếu thốn trầm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến "miếng ăn" của chúng ta.
Cơn khát "mãn tính"
Bạn có thể chịu được đói, vậy còn khát thì sao? Không có cây cối sẽ dẫn đến hậu quả trực tiếp là thiếu độ ẩm trong không khí.
Khi đó, mùa khô sẽ kéo dài hơn, Trái đất nóng hơn và ít mưa hơn (do độ ẩm không khí thấp). Tất nhiên lúc này loài người sẽ tranh giành nhau để có thể có chút nước sạch.
Gián tiếp dẫn đến câc cuộc chiến tranh vì nguồn nước. Lý do đơn giản là bởi ở nơi nào có nước nơi đó sẽ có sự sống.
Các quốc gia sẽ phải đưa ra nhiều quyết định mang tính vũ lực hơn để bảo vệ nguồn nước quốc gia mình hoặc tạo ra các cuộc chiến để tìm được nguồn nước mới.
Con người có thể chết ngay lập vì bất cứ lý do gì trong 3 loại khủng hoảng trên, đó là chưa để đến sự thiếu thốn trầm trọng các sản phẩn có nguồn gốc từ cây cối.
Về lâu dài, loài người hay bất cứ loài sinh vật nào cũng không thể tồn tại trong môi trường ngày càng khắc nghiệt bởi thiếu "màu xanh" của cây cỏ.