Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?

Nhật Linh
31 tháng 3 2017 lúc 19:37

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

Phan Thùy Linh
31 tháng 3 2017 lúc 19:38

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.


Lê Nguyệt Hằng
31 tháng 3 2017 lúc 19:38


Đồng bằng sông Hồng: đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cũ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4 m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Đồng bằng còn có nhiều hồ ao vốn là các lòng sông cũ cũng như các vùng đất trũng úng. Dọc bờ biển là những dải cồn cát, mỗi dải đánh dấu một đường bờ biển cũ có thời kỳ sông lấn biển. Đây là điều kiện để có thể phát triển một nền nông nghiệp có truyền thống lâu đời.
Đồng bằng sông cửu Long: So với đồng bằng sông Hồng điều kiện địa hình thuận lợi hơn rất nhiều cho sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa. Địa hình của ĐBSCL rất bằng phẳng thường không quá 5m so với mực nước biển. Không như đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê khá hoàn chỉnh làm cho đồng bằng có khá nhiều ô trũng, ở đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước sông tràn bờ bồi đắp phú sa hầu khắp đồng bằng chỉ trừ những vùng được khoanh đê bao. Tuy nhiên quy luật bồi đắp của dòng sông cùng với xu thế sụt lún chung của các vùng đồng bằng đã tạo cho ở đây các vùng có có chênh lệch về độ cao cũng như các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Dọc theo sông Tiền và sông Hậu và vùng đất giữa 2 sông này là vùng phù sa nước ngọt địa hình có phần cao hơn các vùng khác của đồng bằng.

Nguyễn Việt Hùng
31 tháng 3 2017 lúc 19:49

Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?

đồng bằng sông Hồng(diện tích : 15 nghìn km2)
-Là vùng sụt võng được phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi dắp có dạng tam giác cân, đỉnh là Việt Trì ở độ cao là 15 m, đáy là đoạn bờ biển từ Hải Phòng tới Ninh Bình
-Có hệ thống đê chống lũ vững chắc dài 2700 km
->Chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng
-Đất trong đê không còn được bồi đắp tự nhiên
đồng bằng sông Cửu Long( diện tích : 40 nghìn km2)
-Là vùng sụt võng được phù sa sông Cửu Long bồi đắp.
-Thấp, ngập nước, độ cao trung bình từ 2->3 m
-Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều
-Không có hệ thống đê ngăn lũ lớn, nhiều vùng trũng lớn
-Ngập lũ quanh năm: vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên
-Đất mặn , chua mặn lớn


Các câu hỏi tương tự
anhquan2008
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Như
Xem chi tiết
Bao An Nguyen Thien
Xem chi tiết
Trần Lê Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nhã Thiệpp
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Đặng
Xem chi tiết
7C 21 Thùy Linh
Xem chi tiết