Hướng dẫn soạn bài Sông núi nước nam ( Nam quốc sơn hà)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Phương Linh

Đề văn:Loài cây em yêu

GIÚP mk nha mai mk thi rồi

Kiêm Hùng
24 tháng 12 2018 lúc 19:53

#THAM KHẢO

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

Thời Sênh
24 tháng 12 2018 lúc 19:54

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay... Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.

Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.

Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền... hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.

Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất... Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?

Lê Hoàng Gia Nghi
6 tháng 10 2020 lúc 18:49

Nhắc về mái trường thân yêu là trong em lại nghĩ về hình ảnh những người thầy, người cô miệt mài trên bục giảng, về những người bạn chăm chỉ và tốt bụng trong lớp và về cả hàng cây xanh mát quanh sân trường. Nhưng em ấn tượng nhất là cây bàng trước dãy nhà lớp học.

Nhìn từ xa, bàng với tán lá tròn xoe như một cây nấm xanh khổng lồ. Khi tới gần, bàng lại hiện lên với vẻ cao lớn, cổ thụ. Thân cây cao vút, vươn thẳng lên trời. Quanh năm, bàng vẫn chỉ khoác một chiếc áo nâu đen, xù xì. Nhưng vẻ xù xì này không nói lên sức mạnh bao năm qua của nó. Thân bàng luôn vững chãi để nâng đỡ các cành cùng tán lá rộng.

Ông trời như biết bàng yêu nắng, yêu mưa nên mỗi mùa, ông lại dệt cho tầng lá bàng một chiếc áo choàng khác nhau. Mùa xuân, lộc bàng nảy nở, bàng dịu dàng khoác trên mình chiếc áo xanh nhạt. Đàn én thi thoảng lại dập dờn trên những ngọn lá non tơ. Hè tới, lá bàng xanh mướt như những viên ngọc lấp lánh dưới nắng mới. Có lẽ, cứ hè về thì bàng lại trở lại độ xuân thì, nét đẹp của nó luôn rực rỡ nhất, cuốn hút nhất. Bàng ra hoa cũng ở thời điểm này. Lúc còn hé nụ, hoa màu xanh nhạt. Khi bung nở, hoa bàng trắng xóa. Hoa nhỏ ti ti mọc dọc theo chùm như hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc, những bông hoa li ti ấy kết trái. Quả bàng to hơn hạt mít, xanh mướt một màu xanh của lá. Khi thu tưới ánh vàng xuống tầng lá, quả bàng bắt đầu chín. Chùm bàng vàng óng, khẽ đung đưa trong làn heo may. Những cô cậu học trò chúng em lại ra sân nhặt bàng để ăn hoặc để chơi đùa. Vị chua chua, ngòn ngọt của bàng chắc có lẽ nên gọi riêng là vị học trò.

Khi bầu trời bỗng hiu hắt với muôn đám mây xám bạc thì thu dệt cho bàng chiếc áo vàng ươm. Chẳng mấy chốc, chiếc áo biến màu thành đỏ tía. Sân trường em như bừng sáng hơn nhờ sắc đỏ của lá bàng. Nhưng rồi, đông dần gõ cửa, lá bàng bắt đầu rơi rụng. Từng đợt gió lạnh tràn về, lá rụng nhiều hơn. Khắp mặt đất phủ đầy những lá là lá. Cành bàng trở thành khẳng khiu, đơn độc. Có lẽ, bàng phải mạnh mẽ lắm, dũng cảm lắm để cởi bỏ tấm áo để trơ trọi đi qua mùa băng giá. Dù băng giá, bàng vẫn hiên ngang đứng đó bởi nó biết rằng, ngày xuân tới, những chồi non lộc xanh sẽ lại mở mắt đâm nảy để bàng lại tươi tốt và tràn đầy sức sống.

Dù ở nơi đâu hay vào thời điểm nào, cây bàng mãi mãi là người bạn vô cùng thân thiết của học trò chúng ta. Và sẽ chẳng ai quên những chiếc áo mới lộng lẫy của bàng mà trời đất thêu dệt riêng cho nó.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phạm Phương Linh
Xem chi tiết
Phạm Phương Linh
Xem chi tiết
Phạm Phương Linh
Xem chi tiết
Lê Thị Quỳnh Phương
Xem chi tiết
vy phạm
Xem chi tiết
pham maya
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Trinh
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Trang Trần
Xem chi tiết