Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đào Ngọc Thiên Thanh

ĐỀ :+ trình bày suy nghĩ của em về công lao các thầy cô giáo với bao thế hệ học sinh . có sử dụng quan hệ từ , gạch chân quan hệ từ ấy .

+ cảm nghĩ của em về văn bản QUA ĐÈO NGANG , BÁNH TRÔI NƯỚC , BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ , CẢNH KHUYA

+ cảm nghĩ về người thân

giúp mik với

Huỳnh lê thảo vy
19 tháng 12 2018 lúc 15:24

Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và bà huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở bà huyện Thanh Quan. Tiêu biểu đó là bài "Qua đèo ngang".

Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lạo trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ.

" Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

Vừa đặt chân đến chốn đây cũng là lúc mặt trời đổ bóng. Thời gian lúc này là " bóng xế tà ", là khoảnh thời gian kết thúc của một ngày. Xưa kia văn thơ trung đại người ta thường chỉ lấy buổi chiều làm hình ảnh trong thi phẩm chỉ khi lòng người mang đậm nỗi buồn. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời. Từ "chen" được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong cùng một câu tạo nên nhịp thơ đăng đối hài hoà. Thêm đó lại càng làm bức tranh chiều tăng thâm phần hiu quạnh.

"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Dấu hiệu sự sống, con người đến hai câu thực đã dần xuất hiện. Hình ảnh "tiều vài chú, chợ, mấy nhà" đó là tất cả hơi thở cuộc sống nơi đây. Một lần nữa nghệ thuật tiểu đối trong các câu, giữa các câu đã phần nào tô thêm vào bức tranh con người nơi đây. Biện pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng triệt thành công " Lom khom, lác đác". Đồng thời cũng là những từ láy nhằm chỉ sự hoạt động nhỏ nhặt nhấn mạnh vào sự cô quạnh nơi đây. Đòng thời lột tả về nhịp sống mong manh, thưa thớt mà tẻ nhạt thiếu sức sống.

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da"

Dường như đến hai câu luận nỗi niền tâm sự càng thên trĩu nặng hơn. "Con quốc quốc" và "cái da da" tạo nên âm hưởng dìu dặt da diết cho âm điệu của câu thơ. Những cảm xúc, dòng suy nghĩ dần bộc lộ rõ hơn của tác giả. Là một nữ sĩ tài năng, tài tú không những thế bà còn là người mang nặng nòng với niềm mất nước trước bấy giờ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ. Nghe tiếng kêu rỉ máu của "cuốc cuốc" và cái "da da" mà lòng người thêm thê lương đau đáu về nỗi niềm thế sự. Thương cho thảm cảnh đất nước phân li, nước mất nhà tan lú bầy giờ. Dường như để tránh, xoa dịu nỗi đau ấy tác giả đã sáng tạo thay vì "quốc quốc, gia gia" trong từ quốc gia thay bằng từ đồng âm. Nhưng nỗi niềm của bà huyện Thanh Quan vẫn khắc sâu ở đó, vẫn đau đáu trìn tâm khảm, vẫn nặng trĩu u sầu thậm chí thấm đượm trong cả cảnh vật.
Đến hai câu kết:

"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"

Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại vẫn buồn vì những chữ " dừng chân đứng lại". Phải chăng cái dừng chân ấy có phải là cái dừng chân, cái dáng đứng bất lữ trước thế thời của tác giả. Mảnh đất bao la của "cuốc da" mà lòng người thấy cô đơn lạc lõng biết bao, đứng trước cái mênh mông ấy nên bà chỉ cảm thấy " mảnh tình con con". Bởi thế mà cụm từ đầy sáng tạo "ta với ta" thêm khắc sâu nỗi buồn man mác trĩu nặng lòng người hơn.

Bài thơ "Qua đèo ngang" với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọn và cảm thông với bà.

Thời Sênh
19 tháng 12 2018 lúc 15:31

1. Mở bài:

Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

Ông bà nội, ngoại, với chồng con ... Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ Liên hệ bản thân ... lời hứa.
Thiên Trang
19 tháng 12 2018 lúc 17:39

Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và bà huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở bà huyện Thanh Quan. Tiêu biểu đó là bài "Qua đèo ngang".

Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lạo trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ.

" Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

Vừa đặt chân đến chốn đây cũng là lúc mặt trời đổ bóng. Thời gian lúc này là " bóng xế tà ", là khoảnh thời gian kết thúc của một ngày. Xưa kia văn thơ trung đại người ta thường chỉ lấy buổi chiều làm hình ảnh trong thi phẩm chỉ khi lòng người mang đậm nỗi buồn. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời. Từ "chen" được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong cùng một câu tạo nên nhịp thơ đăng đối hài hoà. Thêm đó lại càng làm bức tranh chiều tăng thâm phần hiu quạnh.

"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Dấu hiệu sự sống, con người đến hai câu thực đã dần xuất hiện. Hình ảnh "tiều vài chú, chợ, mấy nhà" đó là tất cả hơi thở cuộc sống nơi đây. Một lần nữa nghệ thuật tiểu đối trong các câu, giữa các câu đã phần nào tô thêm vào bức tranh con người nơi đây. Biện pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng triệt thành công " Lom khom, lác đác". Đồng thời cũng là những từ láy nhằm chỉ sự hoạt động nhỏ nhặt nhấn mạnh vào sự cô quạnh nơi đây. Đòng thời lột tả về nhịp sống mong manh, thưa thớt mà tẻ nhạt thiếu sức sống.

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da"

Dường như đến hai câu luận nỗi niền tâm sự càng thên trĩu nặng hơn. "Con quốc quốc" và "cái da da" tạo nên âm hưởng dìu dặt da diết cho âm điệu của câu thơ. Những cảm xúc, dòng suy nghĩ dần bộc lộ rõ hơn của tác giả. Là một nữ sĩ tài năng, tài tú không những thế bà còn là người mang nặng nòng với niềm mất nước trước bấy giờ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ. Nghe tiếng kêu rỉ máu của "cuốc cuốc" và cái "da da" mà lòng người thêm thê lương đau đáu về nỗi niềm thế sự. Thương cho thảm cảnh đất nước phân li, nước mất nhà tan lú bầy giờ. Dường như để tránh, xoa dịu nỗi đau ấy tác giả đã sáng tạo thay vì "quốc quốc, gia gia" trong từ quốc gia thay bằng từ đồng âm. Nhưng nỗi niềm của bà huyện Thanh Quan vẫn khắc sâu ở đó, vẫn đau đáu trìn tâm khảm, vẫn nặng trĩu u sầu thậm chí thấm đượm trong cả cảnh vật.
Đến hai câu kết:

"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"

Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại vẫn buồn vì những chữ " dừng chân đứng lại". Phải chăng cái dừng chân ấy có phải là cái dừng chân, cái dáng đứng bất lữ trước thế thời của tác giả. Mảnh đất bao la của "cuốc da" mà lòng người thấy cô đơn lạc lõng biết bao, đứng trước cái mênh mông ấy nên bà chỉ cảm thấy " mảnh tình con con". Bởi thế mà cụm từ đầy sáng tạo "ta với ta" thêm khắc sâu nỗi buồn man mác trĩu nặng lòng người hơn.

Bài thơ "Qua đèo ngang" với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọn và cảm thông với bà.


Các câu hỏi tương tự
TRẦN THỊ HỒNG
Xem chi tiết
Le Thien Hai
Xem chi tiết
ToanTranDinh
Xem chi tiết
Minuly
Xem chi tiết
Thao Bui
Xem chi tiết
Bangtan Sonyeondan
Xem chi tiết
Ngô như quỳnh
Xem chi tiết
Ngô Phương Thúy
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
Xem chi tiết