Tiếng gà trưa

LÊ BẢO NGỌC

 đề tài, chủ đề của bài thơ tiếng gà gáy trưa

Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:47
Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh

- Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Bà là nữ nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

- Năm 2017, Xuân Quỳnh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

Đôi nét về tác phẩm Tiếng gà trưaHoàn cảnh ra đời bài thơ Tiếng gà trưa

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

Bố cục bài thơ Tiếng gà trưaPhần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa trên đường hành quânPhần 2 (5 khổ thơ tiếp theo): Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấuPhần 3 (2 khổ còn lại): Tiếng gà trưa gợi những suy tưPhương thức biểu đạt bài thơ Tiếng gà trưa

PTTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Giá trị nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

 Giá trị nghệ thuật bài thơ Tiếng gà trưaThể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiênHình ảnh thơ bình dị, chân thựcSử dụng điệp từDàn ý phân tích tác phẩm Tiếng gà trưa

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm thơ Xuân Quỳnh…)Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Tiếng gà trưa trên đường hành quân

- Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ

- Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”

⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực

- Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

b. Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niêm thời thơ ấu

- Những kỉ niệm tuổi thơ:

Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranhKỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắngHình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu

- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới

⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

- Hình ảnh người bà và tình bà cháu:

Bà mắng: “Gà đẻ…mặt”

⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu

Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới” 

⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà

c. Tiếng gà trưa gợi những suy tư

Tiếng gà trưa mang đến hạnh phúc vì nó làm thức dậy biết bao tình cảm cao đẹp: tình bà cháu, tình xóm làng, tình cảm gia đình… Niềm hạnh phúc ấy đem vào giấc ngủ hồng sắc trứngNghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc (vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…): qua đó, nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thểTình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

- Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

- Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…

- Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu

Chắc thế này thoy chứ mik k hỉu ý bn đâu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
bikiptrollban
Xem chi tiết
Mai Ngô
Xem chi tiết
buồn :((
Xem chi tiết
Homin
Xem chi tiết
Hùng Trần
Xem chi tiết
Phương dung
Xem chi tiết
phạm vũ quốc cường
Xem chi tiết
anh phạm
Xem chi tiết
Pham thi thu ngan
Xem chi tiết