Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen kieu trang

Đề : Người ta thường than rằng bông hồng có nhiều gai nhưng trong gai lại có bông hồng

Giups mk nha !

Mộng Xử Nữ
4 tháng 3 2017 lúc 18:27

Để khuyên con người hãy bền chí, vững lòng trước mọi khó khăn, gian khổ để đi tìm bóng dáng của hạnh phúc và thành đạt, người Pháp có câu: “Người ta thường than rằng bông hồng có nhiều gai nhưng trong gai lại có bông hồĩig.” Câu danh ngôn trên có ý nghĩa gì? Bông hồng tượng trưng cho cái đẹp, sự tươi thắm, hạnh phúc. “Gai” là ngạnh nhọn ở cây, biểu thị cho sự khó khăn, hiểm trở của cuộc sông. Như vậy, câu danh ngôn chi ra rằng không có hạnh phúc nào đến một cách đơn giản, dễ dàng, nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng nếu vượt qua được khó khăn, gian khổ thì sẽ có được hạnh phúc, có được kết quả tốt đẹp. Trong cuộc sống, hạnh phúc không sẵn có cho mỗi con người. Muốn hạnh phúc, ai cũng phải đấu tranh quyết liệt với gian lao, thử thách ở phía trước. Đôi khi chúng ta phải hi sinh cả tính mạng để bảo vệ cái hạnh phúc ấy. Cụ thể, muôn có cái ăn cái mặc chúng ta phải lao động, đổ mồ hôi sôi nước mắt để tạo ra bát cơm manh áo, vật dụng tiện nghi sinh hoạt. Nhiều khi con người phải đâu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, những trận lũ lụt, hạn hán gây biết bao vất vả và cực nhọc trong đời sông. Để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng tốp đầu thế giới, nhân dân ở những vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam như đồng bằng sông Cửu Long phải “một nắng hai sương” nơi ruộng đồng và luôn luôn phải chống chọi bao khó khăn để làm ra hạt gạo. Trong khoa học, hạnh phúc nảy sinh từ sự tự tìm tòi, suy nghĩ khám phá, không kể thời gian cũng như sự hi sinh hạnh phúc cá nhân. Alexandre Yersin (1863 - 1943) được mệnh danh là “người chiến thắng bệnh dịch hạch” vì đã tìm ra vi trùng gây bệnh dịch hạch vào năm 1984. Phải chứng kiến một châu Âu tuyệt vọng vì luôn bị dịch hạch hoành hành mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của công trình nghiên cứu khoa học này. Để có được tên tuổi vang dội trên thế giới như thế, Yersin tình nguyện là người châu Âu đầu tiên vượt qua dãy núi Trường Sơn, rong ruổi suốt nhiều năm qua các vùng đất xa lạ của người thượng du. Con người ấy đã chọn Nha Trang làm nơi nghiên cứu khoa học và là nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Nhiều nhà bác học lừng danh trên thế giới phải khâm phục tài năng, đức độ và sự kiên trì, không ngại gian khổ của Yersin. Ở Việt Nam, tấm gương về sự cần mẫn của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) rất đáng cho mọi người noi theo. Để trở thành nhà bác học lỗi lạc của dân tộc ta, Lê Quý Đôn luôn hiếu học, say mê đọc sách, quan sát, ghi chép, ngẫm nghĩ trước những biểu hiện phong phú của cuộc sông. Ông viết cuốn Phủ biên tạp lục dày hơn 600 trang chỉ trong sáu tháng. Bè bạn của ông và mọi người rất kinh ngạc bởi lập luận uyên bác, lời ý súc tích trong quyển sách ấy. Để biên soạn cuốn sách, ông chuẩn bị một “túi gấm” đựng các thẻ ghi chép, ghi lại các hiện tượng mà ông quan sát được, những điều mắt thấy tai nghe, những đoạn trích từ các cuốn sách khác... kèm theo những nhận xét. Nhừng ý hay mà Lê Quý Đôn đã cần mẫn ghi lại trong suốt bao năm làm việc, học tập, nghiên cứu của mình, được xếp thành từng loại, từng đề mục. Khi cần tập hợp lại một vấn đề gì ông chỉ việc soạn ra các túi thẻ cần thiết này nên đã tiết kiệm được rất nhiều thời giờ, hoàn thành công việc nhanh chóng. Trong sáng tạo nghệ thuật cũng vậy. Để trở thành một trong những đại văn hào thế giới, H. Banzắc (1799 - 1850) đã bỏ ra 31 năm miệt mài lao động sáng tác nghệ thuật mà không biết mệt mỏi. Năm 1819 ông quyết chí theo đuổi nghề văn nhưng bước đầu chưa thành công. Ông không hề nản lòng. Đến năm 1833 - 1834 tên tuổi của ông đã trở nên quen thuộc với mọi người. Năm 1842 Banzắc hoàn thành một hệ thống tác phẩm lấy nhan đề tổng quát là Tấn trò dời. Bộ Tấn trò đời đồ sộ có 97 tiểu thuyết với nhiều loại triết lí, hiện thực, viết về nhiều cảnh đời khác nhau nhưng loại nào cũng vô cùng đặc sắc. 97 tiểu thuyết của Banzắc đều là những công trình nghệ thuật kì diệu, có giá trị to lớn đôì với nhân loại. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vào năm 1911 mà không ngại gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn,... Người đã làm đủ mọi nghề để mưu sinh, kế cả rửa chén bát. Dưới cái lạnh khắc nghiệt của Paris, “một viên gạch hồng Người chống lại cả một mùa băng giả”. Người đi qua nhiều châu lục, nhiều quốc gia. Cuối cùng Người đã tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin để khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. Câu danh ngôn trên làm thức tỉnh nhừng ai? Tất nhiên là những con người mơ ước hạnh phúc, muôn thụ hưởng thành quả mà không có ý chí, mới “thấy sóng cả” đã “ngã tay chèo”. Những người như thế chỉ biết lấy thành quả của người khác làm thành quả cho mình. Thật đáng chê trách! Câu danh ngôn đặc sắc của Pháp có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với mọi người. Câu danh ngôn ấy gợi cho chúng ta nhớ đến bài Tự khuyên mình, đồng thời cũng là lời khuyên mọi người của Bác Hồ vĩ đại: Nếu không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.


Các câu hỏi tương tự
Tran My Quyen
Xem chi tiết
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Phù Thủy Bóng Đêm
Xem chi tiết
Adorable Angel
Xem chi tiết
Hop Nguyen
Xem chi tiết
Tiểu_Thư_Ichigo
Xem chi tiết
top speed
Xem chi tiết
Tiên Cherry
Xem chi tiết
Xem chi tiết