Để điều chế khí oxi, người ta nung KClO3 . Sau một thời gian nung ta thu
được 168,2 gam chất rắn và 53,76 lít khí O2(đktc). Tính hiệu suất phản ứng
b.để thu được thể tích khí oxi như câu a. ở trên thì cần nung bao nhiêu g KMnO4 (biết hiệu suất phản ứng là 90%)
2.Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp hai kim loại A và B có hóa trị II và III bằng dung dịch H2SO4, loãng vừa đủ thì thu được dd có hai muối tan và 8,96 lit khí H2
a. viêt các pthh
b.tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn đd sau Phản ứng
c. Xác định tên và khối lượng kim loại trong hỗn hợp,biết số mol kim loại hóa trị III bằng 2 lần số mol kim loại hóa trị II và nguyên tử khối của kim loại hóa trị II bằng 8/9 nguyên tử khối của kim loại hóa trị III
Bài 1:
PTHH : 2KClO3 => (to) 2KCl + 3O2
nO2 = 53.76/22.4 = 2.4 (mol)
=> nKCl = nKClO3 = 1.6 mol
mKClO3 = n.M = 122.5 x 1.6 = 196 (g
mKCl = n.M = 74.5 x 1.6 = 119.2 (g)
mKClO3 dư = mchất rắn - mKCl = 168.2 - 119.2 = 49 (g)
=>)mKClO3 ban đầu = mKClO3 pứ + mKClO3 dư = 49 + 196 = 245 (g)
Câu 1
KClO3---->2KCl+3O2
Ta có
n\(_{O2}=\frac{53,76}{22,4}=2,4\left(mol\right)\)
Theo pthh
n\(_{KCl}=\frac{2}{3}n_{O2}=1,6\left(mol\right)\)
m\(_{KC_{ }l}=1,6.74,5=119,2\left(g\right)\)
H%=\(\frac{119,2}{168,2}.100\%=70,86\%\)
Chúc bạn học tốt
2:
a)
PTHH
\(A+H_2SO_4\rightarrow ASO_4+H_2\left(1\right)\)
\(2B+3H_2SO_4\rightarrow B_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\left(2\right)\)
b)\(n_{H_2}=\frac{V}{22,4}=\frac{8,96}{22,4}=0,4mol\)
Qua phương trình (1) và (2)
\(\Rightarrow n_{H_2SO_4}=n_{H_2}=0,4mol\)
\(m_{H_2}=n.M=0,4.2=0,8g\)
\(n_{H_2SO_4}=n.M=0,4.98=39,2g\)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phương trình (1) và (2)
\(\Rightarrow m_{hh}+m_{H_2SO_4}=m_{mk}+m_{H_2}\)
\(\Leftrightarrow7,8+39,2=m_{mk}+0,8\)
\(\Leftrightarrow m_{mk}=46,2g\)
Vậy sau khi cô cặn dung dịch sau phản ứng thu được 46,2 g muối khan.
c)Gọi \(n_A=x\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_B=2x\left(mol\right)\)
Ta có:\(\frac{M_A}{M_B}=\frac{8}{9}\Leftrightarrow M_B=\frac{9M_A}{8}\left(\frac{g}{mol}\right)\)
Qua phương trình (1) và (2)
\(\Rightarrow n_A=n_{H_2}=x\left(mol\right)\)
\(\frac{3}{2}.n_B=n_{H_2}=\frac{3}{2}.2x\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow x+\frac{3}{2}.2x=n_{H_2}\)
\(\Leftrightarrow x+3x=0,4\)
\(\Leftrightarrow x=0,1\left(mol\right)\)
Ta có:\(m_{hh}=m_A+m_B\)
\(\Leftrightarrow7,8=0,1M_A+0,1.2.M_B\)
\(\Leftrightarrow7,8=0,1M_A+0,2.\frac{9M_A}{8}\)
\(\Leftrightarrow7,8=\frac{M_A}{10}+\frac{0,9M_A}{4}\)
\(\Leftrightarrow156=2M_A+4,5M_A\)
\(\Leftrightarrow M_A=24\left(\frac{g}{mol}\right)\)
⇒A là Mg(thõa mãn)
\(M_B=\frac{9M_A}{8}=\frac{9.24}{8}=27\left(\frac{g}{mol}\right)\)
⇒B là Al(thỏa mãn)