Mấy bạn ơi mấy bạn cho mik đề cương ôn tập cuối kì môn ngữ văn lớp 7 đi mik đang cần gấp.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2021-2022
I. Phần văn:
1. Nắm được đặc điểm thể loại của các tác phẩm trữ tình đã học, cụ thể là:
+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.
+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
+ Đặc điểm thể tùy bút.
Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca (trang 35/sgk); chú thích về thơ trung đại (trang 63/sgk); chú thích về tùy bút (trang 161/sgk)
2. Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học:
+ Những câu hát về tình cảm gia đình ca ngợi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ
+ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc..
+ Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, nỗi khố khổ, đắng cay, tủi nhục của người lao động trong xã hội phong kiến.
+ Những câu hát châm biếm phê phán, chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
+ Tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc qua các bài thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
+ Tình cảm nhân đạo được thể hiện ở tiếng lòng xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Bánh trôi nước; hay tâm trạng ngậm ngì da diết nhớ quê của bà Huyện Thanh Quan : Qua Đèo Ngang; hay tình bạn đẹp vượt lên trên lễ nghi và vật chất của Nguyễn Khuyến: Ban đến chơi nhà.
+ Hai tác giả thơ Đường là Lí Bạch và Hạ Tri Chương với hai bài thơ ca ngợi về lòng yêu quê tha thiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
+ Các bài thơ trữ tình hiện đại như: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng; Tiếng gà trưa bên cạnh những bài tùy bút giàu chất thơ: Một thứ quà của lúa non; Mùa xuân của tôi; Sài Gòn tôi yêu. Tuy mỗi bài mỗi vẻ nhưng đều nói về tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống bình thường, gian mà rất đỗi diệu kì.
3. Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại của các tác phẩm đã học. Từ đó có thể phân biệt được ca dao với dân ca; thơ Đường với thơ hiện đại; thơ Đường với thơ Đường luật; thơ chữ Hán với thơ chữ Nôm qua các tác phẩ m đã học; trả lời được: Vì sao tùy bút được xem là tác phẩm trữ tình?
4. Ngoài ra cần chú ý đến các văn bản nhật dụng:
- Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường: Cổng trường mở ra.
- Tình cảm và tấm lòng người mẹ: Cổng trường mở ra; Mẹ tôi.
- Vấn đề quyền trẻ em: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Mấy bn ơi cho mình hỏi có bn nào kiểm tra giữa kì môn ngữ văn lớp 7 không nếu có cho mình xin đề đọc hiểu đi.
Có ai cần đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Ngữ Văn ko ạ ?
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LƯỢM
Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về, Tình cờ chú cháu, Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt,
Ca-lô đội lệch,
- “Cháu đi liên lạc, Cháu cười híp mí, | Cháu đi đường cháu, Ra thế,
Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận,
Ðường quê vắng vẻ, | Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng…
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt,
Ca-lô đội lệch,
|
( Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 1994)
Lựa chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Thơ tự do. B. Thơ bốn chữ. C. Thơ năm chữ. D. Thơ lục bát.
Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau:
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
A. Nhân hoá. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Ẩn dụ.
Câu 3. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
A. Du kích. B. Dân công. C. Liên lạc. D. Bộ đội.
Câu 4. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
A. Sự hồi hộp, lo lắng. B. Sự bàng hoàng, xót xa
C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
Câu 5. Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật nào sau đây?
A. Lê Văn Tám. B. Võ Thị Sáu. C. Bế Văn Đàn. D. Kim Đồng.
Câu 6. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu từ láy?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 7. Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?
A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.
B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng.
C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người.
D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.
Câu 8. Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời kì nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
C. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Sau khi đất nước thống nhất.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm?
Câu 10. Là người đội viên, em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người bạn mà em cho là thân nhất.
Bn nào kiểm tra giữa kì môn ngữ văn rồi thì chụp cho mik với để mình ôn ngày mai là mik thì rồi
Bạn nào thi cuối kì 1 lớp 7 môn Ngữ Văn rồi ,cho mình xin đề với ạ ?
Cảm ơn mọi người nhiều ^^
Mình đang cần gấp mong mọi người giúp mình với ạ .
có ai biết đề cương ôn văn lớp 7 ko? Bảo mik với!
dđề cương ôn tập giữa kì 1 ngữ văn 7