Câu 1: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh? A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản. B. Chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công. C. Mâu thuẫn giữ tư sản với nông dân. D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác. Câu 2: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì? A. Nê-đéc-lan B. Anh C. Hà Lan D. Miền Đông – Nam nước Anh. Câu 3. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh, phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nào? A. Các công trường thủ công B. Các ngành ngoại thương C. Các trung tâm về công nghiệp D. Các thành thị phát triển. Câu 4: Khi nước Anh trở thành Cộng hòa. Quyền lợi tập trung ở giai cấp nào? A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến B. Tư sản và nông dân C. Quý tộc mới và tư sản D. Quý tộc mới, nhân dân Câu 5: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để? A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa. Câu 6: Quý tộc mới lãnh đạo cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng Anh B. Cách mạng Mỹ C. Cách mạng Mỹ và Anh D. Cách mạng Hà Lan. Câu 7: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì? A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác. B. Nông dân với quý tộc phong kiến. C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ. D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến. Câu 8: Ngày 28/8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp? A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti. B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời. C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới. D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân. Câu 9. Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho giai cấp nông dân? A. Giải quyết vấn đề ruộng dất cho nông dân. B. Đưa ra các chính sách chống lạm phát. C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì. D. Quy định các mức lương cho người lao động làm thuê. Câu 10. Ac-crai-tơ đã phát minh ra: A. Máy dệt chạy bằng sức nước B. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước C. Máy hơi nước D. Máy kéo sợi |
|
Câu 11: Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.
D. Thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới.
Câu 12: Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?
A. Cách mạng tư sản Pháp.
B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
C. Cách mạng tư sản Anh.
D. Cách mạng Hà Lan.
Câu 13: Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?
A. Các quốc gia ở châu Mĩ suy yếu. C. Sau khi cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ thành công.
B. Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. D. Sau khi Hiệp ước Véc-xai được kí kết.
Câu 14: Điểm hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ là:
A. Thiết lập chế độ cộng hòa liên bang.
B. Chưa giải phóng được toàn bộ đất nước.
C. Quyền lợi kinh tế- chính trị không bao gồm phụ nữ, nô lệ.
D. Có sự thỏa hiệp với các thế lực phong kiến.
Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là:
A. Hình thức đấu tranh. C. Lực lượng tham gia.
B. Kết quả. D. Phương pháp.
Câu 16: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nông dân Anh phải ra thành thị làm thuê hay di cư sang nước ngoài?
A. Họ bị mất ruộng đất. C. Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn.
B. Họ bị địa chủ bóc lột tàn nhẫn. D. Họ dần bị tư sản hóa.
Câu 17: Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển và thành công của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
A. sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. C. vai trò to lớn của nhà vua và tư sản.
B. sự giúp đỡ của các quốc gia lân cận. D. sự lãnh đạo thống nhất của Quốc hội.
Câu 18: Trước sự phát triển của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, thực dân Anh đã có hành động gì?
A. tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp.
B. đầu tư phát triển công, thương nghiệp thuộc địa để thu lợi nhuận.
C. mở thêm nhiều hải cảng để thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa.
D. đẩy mạnh khai hoang về phía Tây để mở rộng sản xuất.
Câu 19: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là:
A. Lật đổ sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa phát triển.
B. Xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha.
C. Lật đổ ngôi vua chuyên chế Hà Lan, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Đánh bại phe phái của quý tộc mới, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản
Câu 20: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là:
A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển.
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều.
D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước.
Câu 21: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là:
A. Cộng hòa dân chủ.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Cộng hòa liên bang.
Câu 22: Trước sự tấn công của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì?
A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.
B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.
C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.
D. Lo củng cố quyền lực của mình.
Câu 23: Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?
A. Quý tộc, tư sản và công nhân. C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân.
B. Quý tộc, tư sản và nông dân. D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
Câu 24: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?
A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.
C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
Câu 25: Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?
A. Thương nhân. B. Thị dân. C. Tư sản. D. Nông dân.
Câu 26: Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?
A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.
B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
Câu 27: Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Anh và Pháp là:
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp.
B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới.
C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp.
D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến.
Câu 28: Yếu tố nào thúc đẩy nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp?
A. Do yêu cầu phải cải tiến kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành dệt, đòi hỏi phải tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật sản xuất.
B. Máy móc tuy đã được sử dụng trong sản xuất thời trung đại những còn thô sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất.
C. Cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy mạnh sản xuất.
D. Nước Anh từ một nước nông nghiệp muốn trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Câu 29: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ khi nào?
A. Năm 1830. C. Những năm 40 của thế kỉ XIX.
B. Những năm 60 của thế kỉ XVIII. D. Những năm 1850-1860.
Câu 30: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào?
A. Luyện kim. C. Hóa chất.
B. Giao thông vận tải. D. Dệt
Câu 31: Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?
A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.
B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.
C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.
D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.
Câu 32: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien Ny vào năm:
A. 1764 B. 1765 C. 1766 D. 1763
Câu 33: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien Ny cho năng xuất
A. 7 lần B. 6 lần C. 5 lần D. 8 lần
Câu 34: Vì sao đầu thế kỉ XIX máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh?
A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, khách hàng tăng nhanh.
B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.
C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.
D. Do Anh công nghiệp hóa việc sản xuất.
Câu 35: Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam?
A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển.
B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.
D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam.
Câu 36: Phong trào Hiến Chương ở Anh vào năm nào?
A. 1836 – 1847. C. 1836 – 1849.
B. 1836 – 1848. D.1837 – 1847.
Câu 37: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?
A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
C. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.
Câu 38: Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân là gì?
A. Mít tinh, biểu tình. C. Khởi nghĩa.
B. Bãi công D. Đập phá máy móc, đốt công xưởng và bãi công.
Câu 39: “Phong trào Hiến Chương” diễn ra ở đâu?
A. Anh B. Pháp C. Bỉ D. Đức
Câu 40: Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là cuộc đấu tranh nào?
A. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri B. “Phong trào Hiến Chương” ở Anh.
C. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din. D. Khởi nghĩa của thợ Li-ông năm 1834.