ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5:
Tô Hoài cho rằng: “Vẻ đẹp của Mị thể hiện trong thái độ đối với A Phủ. Cái hành động cắt dây trói cho A Phủ chỉ xảy ra trong khoảnh khắc nhưng nó là khoảnh khắc quyết định và tồn tại đời đời”. Hãy phân tích tâm lí và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ ở phần cuối đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” để làm sáng tỏ ý kiến trên, từ đó rút ra nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
Giúp mình với ạ
A, MB
- giới thiệu nhà văn Tô Hoài: nhà văn lớn với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục, Những sáng tác thiên về cuộc sống đời thường. Lối viết văn hóm hỉnh, sinh động của người từng trải
- giới thiệu truyện Vợ chồng A Phủ: người dân vùng lên ko cam chịu bọn thực dân và chúa đất áp bức
- Chi tiết nổi bật trong truyện: chi tiết cắt dây trói cho A Phủ của nhân vật Mị. Hành động này dù chỉ xảy ra trong khoảnh khắc nhưng nó là khoảnh khắc quyết định cuộc đời và hạnh phúc của Mị mãi mãi sau này.
--> Nút thắt cho câu chuyện
B, TB
- Động lực của việc cắt dây trói: giọt nước mắt của A Phủ gợi được lòng trắc ẩn trong Mị. Mị thấy thương và đồng cảm.
- Mị bùng lên khao khát được sống mà nó đã tắt ngấm bấy lâu nay. Mị khao khát sống nên dẫn đến hành động táo bạo chớp nhoáng đỉnh điểm: cắt dây trói và trốn theo A phủ. Vì dù gì ở nhà thống lí Mị cũng sẽ chết dần chết mòn nên Mị đánh liều bỏ trốn để tìm được hạnh phúc tự do hằng mơ ước mãi mãi
C, KB
Tổng kết cảm nghĩ của em.
BÀI LÀM
Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn lớn, người có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Những sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Không chỉ vậy, văn phong của ông còn luôn hấp dẫn người đọc bằng lối trần thuật sinh động, hóm hỉnh của người từng trải bằng vốn từ vựng giàu có, bình dị mà tài ba. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trong tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ người đọc. Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng để đi tìm cuộc sống tự do. Hẳn người đọc khó mà ta quên được chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ, chi tiết nút thắt cho câu chuyện. Theo tác giả, khi cắt dây cứu A Phủ, Mị đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thông lí Pá Tra; đây dù chỉ là chi tiết trong khoảnh khắc nhưng nó quyết định tương lai và cuộc sống tự do cả đời của Mị.
Trong hoàn cảnh bị bắt về làm kiếp trâu ngựa, đỉnh điểm là 1 lần bị A Sử trói vào cột nhà, Mị đã dần mất đi khao khát sống, tự do mà tiếp tục cam chịu cuộc sống địa ngục như vậy. Tuy nhiên, khi A Phủ bị trói ở nhà Mị. Sự đau khổ và giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức được bản năng khao khát sống đang mất dần trong Mị. "Chao ôi! nước mắt". Cái giọt nước mắt đau khổ ấy đã làm Mị “chợt nhớ lại” việc Mị bị trói đứng năm trước, cũng nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị lại nhớ đến người đàn bà đã bị trói chết trong nhà này và A Phủ chỉ đêm nay là chết thôi. Mị thấy thương những con người đồng cảnh ngộ với mình, đều bị nhà thống lý áp bức. Chi tiết là sự sống dậy của khao khát sống trong Mị. Cô đã đứng lên trong một ý thức chấp nhận sự hi sinh về mình: lấy con dao nhỏ cắt cho A Phủ. Đó là chi tiết nút thắt cho câu chuyện của cuộc đời Mị. Hành động cắt trói và bỏ trốn theo A Phủ là hành động táo bạo chớp nhoáng của Mị thể hiện được khao khát sống mãnh liệt. Vì dù gì ở lại đây cũng sẽ chết dần chết mòn nên Mị đánh liều một phen để đi tìm cuộc sống mình hằng mong ước trước đây. Nơi mà tương lai Mị được hạnh phúc, được tự do, no ấm.
Chi tiết mang đậm tính nhân văn và là sự phản kháng mạnh mẽ của những người nông dân đối với bọn chúa đất áp bức. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn thành công và để lại ấn tượng sâu sắc nhất của nhà văn Tô Hoài.
a) Giới thiệu khái quát những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, nhân vật, vị trí đoạn văn trong tác phẩm đưa ý kiến của Tô Hoài.
B.Giải thích sơ lược ý kiến của Tô Hoài:
- Khẳng định hành động cởi trói cho A Phủ là thể hiẹn sức trỗi dạy mãnh liệt nhất của sức sống và vẻ đẹp tâm hồn ở Mỵ.
- Hành động này chỉ diễn ra trong khoảnh khắc bởi đây là hành động bột phát không có trong suy nghĩ ban đầu của Mỵ, nhưng đây là khoảnh khắc quyết định và tồn tại đời đời, bởi cắt dây trói cho A Phủ chính là Mỵ đã cắt sợi dây trói buộc cuộc đời mình khỏi ách thống lý Pá Tra, từ đây Mỵ và A Phủ bước sang cuộc đời tự do.
c. Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của Mỵ trong dêm cởi trói cho A Phủ để làm rõ ý kiến:
- Lúc đầu nhìn cảnh A Phủ bị trói, Mỵ vẫn thản nhiên, dửng dưng trong trạng thái vô cảm, vô thức ( dẫn chứng)
- Nhưng rồi đêm nay, qua ánh lửa bếp nhìn sang, Mỵ thấy "một dòng nước mắt... của A Phủ" thì Mỵ chợt xúc động.
- Trông người mà nghĩ đến mình, xót cho mình, Mỵ sống trở lại trong sự tự ý thức, thương mình, nhận ra kẻ thù ( dẫn chứng).
- Từ thương mình đến thương người rồi lòng thương người lớn dần hơn cả thương mình, trong lòng Mỵ nảy sinh ý nghĩ được hy sinh để cứu người (dẫn chứng).
- Từ ý nghĩ tới hành động: Mỵ cắt dây trói cho A Phủ sau đó vụt chạy theo A Phủ ® hành động tự phát song tất yếu hợp quy luật của sự phát triển tính cách, thể hiện sự trỗi dậy mãnh liệt nhất của tâm hồn, sức sống ở Mỵ.
d. Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Tô Hoài:
Miêu tả tài tình vối những khám khá tinh tế: con người Mỵ hiện lên không giản đơn mà luôn có hai mặt tâm trạng đối lập nhau cùng tồn tại trong Mỵ, nó đan xen nhau, tranh đấu với nhau khiến tâm lý Mỵ thường xuyên vận động, chuyển hoá tạo sự hấp dẫn và bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.