ĐỀ 3
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?
Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2:
- Văn bản trên đề cập đến những thói quen sau của con người:
+Thói quen tốt: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,…
+ Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự
- Vấn đề đó có phổ biến trong thực tế.
Câu 3:
- Trạng ngữ: Những nơi khuất, nơi công cộng.
- Ý nghĩa của trạng ngữ: xác định địa điểm, nơi chốn
Câu 4:
- Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu rất khó.
- Điều quan trọng nhất mỗi người cần có để loại bỏ những thói quen xấu là:
+ Kiên trì
+ Nỗ lực, cố gắng
+ Không được bỏ cuộc, không được thấy "sóng cả" là "ngã tay chèo".