Đây là lời của 1 ng mẹ nói vs con trong thời kì kháng chiến chống pháp
Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
con là trái xanh mùa gieo vời
Mẹ nâng niu nhưng giặc mĩ tới nhà
Năng đã chiều vẫn muốn hắt tia xa
-Phạm Ngọc Cảnh-
a,Em hiểu câu thứ 4 như thế nào
b,nêu cảm nghĩ của em về người mẹ trên khổ thơ trên
_______________________________________________________________________________________
giúp mk nha mk đang cần gấp
Có lẽ rằng, cả cuộc đời mình không ai quên được công lao như trời biển của mẹ, mẹ là tất cả, mẹ là mãi mãi. Hy sinh thật nhiều cho con. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã thể hiện qua bài Mẹ trong đó có khổ thơ làm rung động lòng hồn người:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mỹ đến nhà
Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!"
Chỉ bằng một khổ thơ, Phạm Ngọc Cảnh đã bộc lộ cảm xúc của mình. Người mẹ Việt Nam anh hùng kính yêu
Mẹ bao giờ cũng thương con. Vâng! Đúng vậy. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "con là lửa ấm", "con là trái xanh". Lửa ấm càng cháy bùng lên nỗi thương con của mẹ, nó nóng chảy vào trái tim cùng nhịp đập. Là "trái xanh" khi đã trưởng thành khôn lớn, đi "gieo vãi" những mầm non cho đời tươi đẹp hơn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy tình mẹ cao cả biết nhường nào. Đoạn thơ còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ "nắng đã chiều" so sánh ngầm với người mẹ đã già nhưng vẫn muốn nâng niu, chăm sóc người con. Thật đáng khâm phục đức hy sinh to lớn của người mẹ nói chung và người mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng. Từng đêm mẹ vẫn ngồi đây, để con được những giấc ngủ say, ngủ thật yên bình trong những giấc mơ đêm về. Tình yêu thương bao la mẹ dành tất cả cho người con. Mẹ luôn sát bên, dù cho những năm tháng tảo tần, nuôi lớn con nên người, con sẽ mãi ko quên ơn mẹ yêu...
Khổ thơ trên nói lên một người mẹ Việt Nam anh hùng, thật dũng cảm, tình mẹ thật thiêng liêng...Ai trong chúng ta cũng phải thốt lên rằng: Con yêu mẹ nhiều lắm,mẹ ơi!
Câu b ấy nam cute blue
câu thứ tư có ý nói người mẹ tuy đã già nhưng vẫn muốn cống hiến cho đất nước, cho cách mạng và cho cuộc đời. bà như ánh nắng về chiều tuy yếu ớt nhưng vẫn muốn góp sức mk vào cuộc sống.
người mẹ trong khổ thơ trên là người vô cùng yêu thương con. bà nâng niu con mk, trân trọng con nhưng sau đó là tình yêu quê hương thiết tha. bỏi vậy nên người mẹ sẵn sàng đứng lên đẻ bảo vệ con, để bảo vệ đất nước.
chúc bạn làm bài tốt
M HỌC 2009 – 2010
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 150 phút)
(Đề này gồm có 02 câu, 01 trang)
Câu 1: Cảm nhận của em về bốn câu thơ sau:
“ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mỹ đến nhà
Nắng đã chiều … vẫn muốn hắt tia xa !”
(Mẹ- Phạm Ngọc Cảnh)
Câu 2:
Nhân có một đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường em, em hãy giới thiệu một nét của văn học Việt Nam là ca dao cho mọi người cùng biết.
PHÒNG GD&ĐT TP NINH BÌNH
TRỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2009 – 2010
(Hướng dẫn này gồm có 02 câu 04 trang)
1. Mở bài:
- Nêu được chủ đề của đoạn thơ: Hình ảnh người mẹ Việt Nam trong kháng chiến chống mỹ.
- Nêu tên tác giả, tên tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Hai câu đầu: Chỉ ra và phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, cách dùng từ.
- So sánh :+ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi.
Con là nguồn sống ấm nóng xua đi những giá lạnh, tối tăm của cuộc đời mẹ, luôn gần gũi, chở che bên mẹ.
+ Con là trái xanh mùa gieo vãi.
Con là niềm tin, hi vọng của cuộc đời mẹ.
- Điệp ngữ “Con là”: Nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của con với cuộc đời mẹ.
- Cách dùng từ so sánh “con là” chứ không phải “con như”: Lời khẳng định chắc chắn, mạnh mẽ ý nghĩa, sự quan trọng lớn lao của con trong cuộc đời mẹ.
- Có thể liên hệ những câu thơ khác có cùng nội dung ý nghĩa:
“Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mơi tuổi mẹ mong chờ được hái”
2.2. Hai câu thơ sau:
- Câu 3: “Mẹ nâng niu” tiếp nối ý thơ của 2 câu trên thể hiện tình yêu, sự quý trọng, giữ gìn, chăm chút của mẹ dành cho con. Con là vật báu thiêng liêng của cuộc đời mẹ.
+Phân tích được tác dụng của dấu chấm giữa dòng và quan hệ từ “nhưng”
Dấu chấm (.) ngắt câu thơ thành 2 câu.
Nó như bản lề khép mở hai thế giới Một thế giới đầy tình yêu thương của con và mẹ một thế giới bình yên hạnh phúc
Giờ đây thế giới ấy đang bị xáo trộn bởi “giặc Mỹ đến nhà”. Dấu chấm ấy còn là một phút lặng ngừng đau đớn trứơc cảnh quê hơng đang bị tàn phá của mẹ
Câu 4: Phân tích được hình ảnh ẩn dụ
+ “Nắng đã chiều”: Mẹ đã già, mong manh, yếu ớt.
+ “Hắt tia xa” Vẫn muốn đóng góp công sức của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Hai hình ảnh ẩn dụ ấy đã thể hiện ước vọng, sự hi sinh lớn lao của mẹ. Vì đất nước mẹ đã dâng hiến cả cuộc sống, niềm tin, hi vọng, vật báu thiêng liêng nhất của cuộc đời mẹ là con trai của mình cho đất nước.
- Hai câu thơ trên làm nền cho hai câu dới mẹ là ngời mẹ rất mực yêu thơng con nhưng đồng thời cũng rất giầu lòng yêu nước. Mẹ đã đặt tình yêu đất nớc lên trên tình cảm của cá nhân mình. đó là những phẩm chất truyền thống của người mẹ Việt Nam anh hùng.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của bốn câu thơ.
Mẹ là tiếng gọi thân thương, là tình thương vô bờ bến, là người nâng bước đưa ta vào tương lai. Đi suốt cả cuộc đời không ai quên được tình cảm đó cùng sự hy sinh vô bờ bến của mẹ cũng như nhà thơ Nguyễn Ngọc cảnh đã viết:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu.Nhưng giặc Mỹ đến nhà
Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!"
Đoạn thơ đã làm rung dộng biết bao trái tim người đọc vì tình cảm của người mẹ dành cho con và sự hy sinh lớn lao của người mẹ.Đoạn thơ có sử dụng hình ảnh so sánh để làm nổi bật nên tình cảm của người mẹ dành cho con.Con được so sánh với "lửa ấm" và "trái xanh mùa gieo vãi" đó chính là tất cả đối với mẹ,là cả cuộc đời của mẹ. Biện pháp gieo vần lưng liên tiếp đã tạo lên độ vang xa qua từ "nhà" và "xa". Qua đó tạo ra một không gian rộng lớn làm cho đoạn mang tính mở. Khi mẹ và con đang sống yên bình , người mẹ nâng niu chăm sóc con thì lũ giặc cướp nước tràn đến. Hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ cuối giúp ta cảm nhận được tất cả nguyện vọng của mẹ dành cho con và sự hy sinh cao cả của người mẹ. Mẹ rất muốn ra ngoài mặt trận để đánh tan lũ giặc cướp nước nhưng vì tuổi đã "nắng xế chiều"nên đành đặt tất cả hy vọng vào người con ,mong con có thể thay mẹ đi cứu nước, hoàn thành nghĩa vụ của một người công dân. Trong trái tim của mẹ tình yêu quê hương đất nước luôn song hành với tình yêu dành cho con qua đó ta mới hiểu được sự hy sinh của người mẹ lớn mẹ là lớn lao đến nhường nào. Qua đoạn thơ người mẹ đã thể hiện tình cảm với con cùng nguyện vọng cũng như lời nhắn nhủ dành cho đứa con.