Một bình hình trụ có chiều cao \(l_0\left(cm\right)\) chứa không khí ở nhiệt độ \(t\left(^oC\right)\). Lộn ngược bình và nhúng vào chậu chứa chất lỏng có khối lượng riêng \(\rho\left(kg\cdot m^{-3}\right)\) sao cho đáy của bình ngang với mặt thoáng của chất lỏng trong chậu. Quan sát thấy được mực chất lỏng trong bình dâng lên độ cao \(h\left(h< l_0\right)\left(cm\right)\). Cho áp suất khí quyển là \(p_0\left(Pa\right)\), gia tốc trọng trường \(g\left(m\cdot s^{-2}\right)\).
1. Nâng bình cao thêm một đoạn \(dl\left(h< dl< l_0\right)\left(cm\right)\). Mực chất lỏng trong bình lúc này chênh lệch một khoảng \(x\) bao nhiêu so với mặt thoáng ở ngoài?
2. Giữ bình ở vị trí như ý 1, tìm nhiệt độ không khí trong bình cần được nâng lên đến để \(x=0\).
Áp dụng bằng số:
\(l_0=20\left(cm\right);h=10\left(cm\right);dl=12\left(cm\right);p_0=9,4\cdot10^4\left(Pa\right);g=10\left(m\cdot s^{-2}\right);t=37\left(^oC\right);\rho=800\left(kg\cdot m^{-3}\right)\)
Một ống tiết diện nhỏ chiều dài 50cm chứa không khí ở 227oC và áp suất khí quyển. Người ta lộn ngược ống nhúng vào nước cho miệng ngập sâu 10cm rồi mở nút. Khi nhiệt độ không khí giảm xuống và bằng 27oC thì mực nước trong ống giảm xuống là bao nhiêu ? (áp suất khí quyển Po = 10m nước, bỏ qua dãn nở của ống)
Một ống tiết diện nhỏ chiều dài 50cm chứa không khí ở 227oC và áp suất khí quyển. Người ta lộn ngược ống nhúng vào nước cho miệng ngập sâu 10cm rồi mở nút. Khi nhiệt độ không khí giảm xuống và bằng 27oC thì mực nước trong ống giảm xuống là bao nhiêu ? (áp suất khí quyển Po = 10m nước, bỏ qua dãn nở của ống)
Bài tập về thủy ngân định luật Bôi lơ Mariot
cho mình hỏi một số câu hỏi
1. Công thức tính P1 và V1 khi nào thì P1= Po+Dgh khi nào thì P1=Po-Dgh
2.Thủy ngân đựng trong bình thuy tinh dựng đứng hở đầu trên sẽ có áp suất thay đổi thế nào khi
a, Bình liệng suống dưới
b, Bình nằm nghiêng
c, bình nghiêng một góc 30 độ
Câu 1: Một ống thủy tinh hình trụ, dài 40 cm, một đầu kín, một đầu hở chứa không khí ở áp suất \((10)^{5}\)Pa. Ấn ống xuống nước theo phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới sao cho đầu kín ngang mặt nước. Tìm chiều cao của cột nước trong ống. Biết d=\((10)^{3}\)kg/\(m^{3}\), coi nhiệt độ không đổi.
Câu 2: Một ống thủy tinh hình trụ, tiết diện đều, một đầu kín, một đầu hở. Ban đầu, người ta nhúng ống vào trong chậu chất lỏng sao cho mực chất lỏng trong ống và ngoài ống bằng nhau thì phần ống treenmawjt chất lỏng cao 20 cm. Sau đó rút ống lên sao cho phần ống trên mặt chất lỏng cao 30 cm, khi đó mực chất lỏng trong ống cao hơn bên ngoài một đoạn x. Tìm x trong 2 trường hợp:
a) Chất lỏng là thủy ngân b) Chất lỏng là nước
Biết áp suất khí quyên là 760mmHg, d nước=\(10^{3} kg/m^{3}\), d thủy ngân=\(13,6.10^{3} kg/m^{3}\)
1. Một ống thủy tinh tiết diện đều , một đầu kín , một đầu hở. Lúc đầu người ta nhúng đầu hở vào chậu nước sao cho mực nước trong và ngoài ống bằng nhau, chiều cao cột nước trong ống nặng 20cm. Rút ống lên một đoạn 4cm thì chiều cao cột nước trong ống bằng bao nhiêu? Biết nhiệt độ lo đổi và áp suất khí quyển là 760mmHg
Một xilanh đặt nằm ngang, hai đầu kín, có thể tích 2V0 và chứa khí lí tưởng ở áp suất p0. Khí trong xilanh được chia thành hai phần bằng nhau nhờ một pit-tông mỏng, cách nhiệt có khối lượng m. Chiều dài của xilanh là 2l. Ban đầu khí trong xilanh có nhiệt độ là T0, pit-tông có thể chuyển động không ma sát dọc theo xi lanh.
a Nung nóng chậm một phần khí trong xilanh để nhiệt độ tăng thêm \(\Delta\)T và làm lạnh chậm phần còn lại để nhiệt độ giảm đi \(\Delta\)T. Hỏi pit-tông dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu khi có cân bằng?
b. Đưa hệ về trạng thái ban đầu (có áp suất p0, nhiệt độ T0). Cho xilanh chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang dọc theo trục của xi lanh với gia tốc a thì thấy pit-tông dịch chuyển một đoạn x so với vị trí cân bằng ban đầu. Tìm gia tốc a. Coi nhiệt độ không đổi khi pit-tông di chuyển và khí phân bố đều
Cho một bình hình cầu có dung tích 1 lít đã hút khí ra và kín. Trên thành bình tồn tại một lớp không khí đơn phân tử. Khi đốt nóng bình tới nhiệt độ 3000C khi không còn lớp khí trên thành bình nữa. Xác định mật độ phân tử khí trong bình ở nhiệt độ trên. Biết đường kính phân tử là \(d=10^{-10}m\)
Bọt khí có thể tích V = 1,5cm3 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. Hỏi bọt khí này nổi lên mặt nước thì có thể tích là bao nhiêu, giả sử nhiệt độ của nó ko đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 103kg/m3, áp xuất khí quyển p0 = 105 Pa và g = 10m/s2