Âm nhạc là gì? Đây là một câu hỏi khá đơn giản nhưng cũng có thể là một câu hỏi khó đối với những ai chưa từng học tìm hiểu về nó. Trong cuộc sống, có mấy ai chưa từng nghe một bản nhạc, chưa từng thưởng thức một giai điệu về âm nhạc. Thế nhưng có mấy ai hiểu và biết được âm nhạc là gì?
Thời gian trôi qua thật nhanh, nhớ cái hồi tôi mới vừa bước vào lớp học âm nhạc vừa hồi hộp vừa lo sợ. Thế mà, 12 tuần đã trôi qua điều đó cũng đồng nghĩa với việc lớp học âm nhạc đã khép lại. Tôi giờ đây đã vượt qua những trở ngại đó và dường như tự tin hơn về âm nhạc.
Đến lớp vào mỗi buổi sáng thứ tư, dường như chưa có môn học nào tôi cảm thấy hào hứng và phấn khởi đến thế. Bởi lẽ cái không khí lớp học vừa vui vẻ vừa thân thiện của các bạn trong lớp. Có thể nói, lớp học âm nhạc đã đưa các thành viên của lớp tôi đến gần nhau hơn. Lúc đó tôi mới có thể cảm nhận được sự cởi mở và hồn nhiên của các bạn. Những câu hát, những tràng vỗ tay, những động tác thật hồn nhiên của các bạn đã làm cho lớp học vui hẳn lên, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Tôi nghĩ hát tiếng Việt đã rất khó, hát tiếng Anh lại càng khó hơn. Thế nhưng những người bạn của tôi thể hiện rất tốt và rất đáng yêu. Tôi yêu lắm cái khoảnh khắc đấy.
Nói đến lớp học âm nhạc, tôi không thể nào không nhắc đến một nhân vật rất thân thiện và vui tính đó chính là thầy Quang Minh-giảng viên âm nhạc trường Đại học An Giang. Phải nói có cơ hội làm việc với thầy là một niềm vui và hạnh phúc đối với tôi. Bởi lẽ thầy có cách truyền đạt khá dễ hiểu và ngắn gọn. Những yêu cầu của thầy cũng không quá cao. Thầy chú ý đến sự sáng tạo và thể hiện của sinh viên. Đặc biệt, thầy cố gắng tạo nhiều cơ hội cho sinh viên đạt điểm tốt. Có thể nói thầy có trình độ nghiệp vụ khá cao. Không những thế, lớp tôi còn được thầy chỉ dạy một số kỹ năng mềm khác mà chắc có lẽ thầy không nhắc đến thì lũ trẻ con như chúng tôi cũng không hề biết đến. Chính vì vậy, một ngày học âm nhạc là một ngày chúng tôi có thêm được thêm một số kinh nghiệm sống, có thêm một số kiến thức về âm nhạc. Mặc dù nó nhỏ thôi nhưng tôi nghĩ nó có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Theo tôi, điều này rất cần cho chúng tôi-những người thầy, cô giáo trong tương lai.
Đến bây giờ thì tôi có thể tự tin trả lời rằng. Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người với con người, của con người với cuộc sống và với thiên nhiên. Chính vì thế, âm nhạc không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Nếu bạn có tâm sự hay có những lúc bạn tuyệt vọng. Tôi nghĩ bạn nên tìm đến âm nhạc, cách tốt nhất để bạn quên đi những ưu phiền đó. Hãy nhắm mắt lại để thưởng thức từng ca từ của một bản nhạc, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn bạn thư giãn và nghĩ tốt hơn rất nhiều. Âm nhạc có thể làm thay đổi tâm hồn của tôi và bạn cũng thế.
Trong những môn học ở trường, tôi thích nhất là môn toán. Đây là một trong những môn học bắt buộc từ tiểu học đến trung học và thậm chí là đại học. Toán dạy chúng ta về những con số và phép tính. Giỏi toán mang lại cho chúng ta nhiều lợi thế. Làm toán cải thiện não bộ. Hơn nữa, những người học toansuy nghĩ logic hơn. Có rất nhiều lĩnh vực có thể áp dụng toán như kinh tế, kĩ sư và trong buôn bán. Toán được cho rằng bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ và phát triển đến ngày nay. Ở VN ngày càng có nhiều những nhà toán học hay thần đồng toán học như Ngô Bảo Châu. Bởi thế, người Việt Nam rất tự hào về điều đó. Theo tôi, mỗi học sinh nên học giỏi toán hặc ít nhất là biết đến toán bởi vì con người đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ từ toán, cụ thể là trong xã hội hiện đại.
Lịch sử là môn học mang lại nhiều tri thức và ích lợi. Đó chẳng những là môn học “ôn cố tri tân” mà còn giúp người học phát triển tư duy biện chứng.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn: Lịch sử không phải là môn học được coi là "thời thượng”. Thứ nhất đó không phải là những ”môn chính” như Văn, Toán hay Anh. Thứ hai, đó chỉ là môn học thi trong khối c - khối thi cũng không được các bạn học sinh lựa chọn nhiều. Hay nói một cách khác, trong thời đại phần lớn các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đang hướng đến việc học một cách thực dụng: chỉ học tập trung vào những môn chính, những môn thi tốt nghiệp, những môn thi đại học thì môn Lịch sử - dù có nhiều ích lợi cũng mang một số phận hẩm hiu như nhiều môn học "phụ” khác: không được nhiều học sinh quan tâm yêu thích. Và thậm chí, có quan tâm yêu thích, nhiều người cũng không đủ dũng cảm để đi theo vì cơ hội mở ra cho môn học này quá ít ỏi.
Không chỉ vậy, phương pháp dạy và học môn Lịch sử còn nhiều hạn chế chưa gợi được hứng thú của học sinh đối với môn học. Tư liệu hình ảnh còn nghèo nàn, việc lên lớp của thầy cô còn thiếu sinh động do hạn chế về đồ dùng dạy học,... Vậy nên cần có sự đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy - học bộ môn này?
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-co-suy-nghi-gi-ve-viec-hoc-mon-lich-su-hay-viet-bai-van-ngan-neu-len-suy-nghi-cua-ban-than-c36a1410.html#ixzz5a2NlkS9C