Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Võ Thanh Hà

Dân gian Thanh Hóa có câu thành ngữ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Từ đâu có câu thành ngữ đó?

Trần Hương Thoan
11 tháng 1 2017 lúc 21:52

Tiếng rằng rậm rạp hiểm trở nhưng đường này cũng là tuyệt lộ. Nhìn 22 anh em tâm phúc trong Hội thề Lũng Nhai, Bình Định Vương Lê Lợi chợt nghĩ ra một kế... Ông hỏi trong số các ngươi ai dám làm Kỷ Tín. (Lưu Bang - Hán Cao Tổ sau này - khi mới dấy binh gặp gian khó một lần cũng rơi vào thế tuyệt lộ may nhờ Kỷ Tín giả danh đánh tháo mới thoát nạn).

Một người tầm thước nhanh nhẹn nhảy ra. Lê Lợi ngó xem ai thì đấy là Lê Lai, người gốc Mường, quê ở thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (nay là làng Tép, Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) con ông Lê Kiều, người có dung mạo khác thường rất có chí khí từng bao phen vào sống ra chết với Lê Lợi mà ông vẫn để bụng yêu.

Trước khi cởi chiếc áo quen thuộc trận mạc trao cho Lê Lai cùng 2 thớt voi và 500 quân sĩ, Bình Định Vương Lê Lợi ngửa mặt lên trời khấn rằng Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi và con cháu các tướng tá công thần, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn.

“Ta là chúa Lam Sơn đây. Lũ bay thử một phen cùng ta sống mái...”. Đội tàn binh của Lê Lợi chỉ nghe được tiếng thét dũng mãnh ấy của vị tướng dẫn đầu đội quân cảm tử lập kế nghi binh. Sau trận thoát vây ấy, ngoài việc thoát nạn ra, Bình Định Vương Lê Lợi còn được rảnh tay củng cố lực lượng một thời gian dài bởi quân Minh yên trí là đã giết được chủ tướng Lam Sơn.

Các chính sử, không riêng Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép sự kiện trên đây mà các sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Việt sử tiêu án của nhà sử học có đầu óc phản biện và cẩn trọng Ngô Thì Sĩ, rồi các bộ sử có giá trị của Quốc sử quán Triều Nguyễn nhưĐại Nam thống nhất chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tiếp theo là Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim rồi gần nhất là Lịch sử Việt Nam (NXB KHXH, 1971, trang 244) đều có chép sự kiện bi tráng Lê Lai liều mình cứu chúa ấy.

Cũng qua các sách trên mà hậu thế được biết trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, gia đình Lê Lai có tất cả 5 người tham gia vào cuộc khởi nghĩa: Lê Lai cùng em trai là Lê Lạn cùng 3 người con trai của Lê Lai là Lê Lự, Lê Lộ, Lê Lâm, trong đó có 4 người hy sinh đó là Lê Lai, Lê Lạn, Lê Lự và Lê Lộ. Lê Lạn anh dũng hy sinh được phong Thái phó hiệp trung hầu, sau gia tặng là Hiệp quận công.

Vậy là Lê Lai đã dũng cảm hi sinh xương máu của mình để cứu đất nước, cứu cả thế hệ mai sau

Bình luận (4)
۞Mega Destroy۞
11 tháng 1 2017 lúc 22:28

là khi nghĩa quân còn yếu một lần bị địch vây hãm Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi để phá vòng vây quân giác( xin vui lòng liên hệ Quyển SGK Lịch Sử 7 để biêt thêm thông tin chi tiết) chính vì vậy Lê Lợi đã dặn con cháu là phải làm giỗ Lê Lai trc giỗ Lê Lợi mà giỗ Lê Lợi lại vào 22(hăm hai) âm lịch (tháng và năm xin liên hệ ông Google để biết thêm thông tin chi tiết) nên giỗ Lê Lai vào 21(hăm mốt) đó chính là gốc tích của câu "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi)

GOOD LUCKhaha

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
12 tháng 1 2017 lúc 1:34

Trong thời gian đầu của khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo, lực lượng nghĩa quân còn ít, thế giặc lại mạnh. Nghĩa quân nhiều lần rơi vào thế bị bao vây tưởng chừng tan vỡ. Ba lần rút lên núi Chí Linh là ba lần tuyệt nguồn lương thực, tưởng không thể chống đỡ nổi.
Năm 1419 quân khởi nghĩa rút lên núi Chí Linh (thuộc miền Tây Thanh Hóa) lần thứ hai, quân giặc bao vây chặt, nghĩa quân hết lương ăn, phải ăn thịt cả con ngựa chiến cuối cùng. Để đánh lạc hướng quân giặc, duy trì cuộc khởi nghĩa, Lê Lai đã mặc áo hoàng bào giả làm chủ tướng Lê Lợi, cùng với 500 quân cảm tử xuống núi quyết chiến với quân Minh. Giặc bắt được Lê Lai tưởng là Lê Lợi nên rút quân khỏi núi Chí Linh. Tấm gương hi sinh của Lê Lai mãi được nhà Lê ghi nhớ.

Năm 1428 ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã truy tặng cho Lê Lai là Đệ nhất Khai quốc công thần, soạn hai bài văn thề mãi mãi ghi nhớ công lao của Lê Lai.

Trước khi mất Lê Lợi dặn lại vua nối ngôi Trần Thái Tông rằng: Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày.

Ngày 22 tháng 8 năm 1433 Lê Thái Tổ băng hà. Từ đó ngày giỗ Lê Lai được tổ chức trước ngày giỗ vua Lê Thái Tổ một ngày. Dân gian Thanh Hóa nay có câu “Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi” bắt nguồn từ việc này.

Bình luận (1)
Lê Việt Anh
14 tháng 1 2017 lúc 21:58

Dân gian Thanh Hóa có câu thành ngữ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Từ đâu có câu thành ngữ đó ?

Trả lời:

Trong thời gian đầu của khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo, lực lượng nghĩa quân còn ít, thế giặc lại mạnh. Nghĩa quân nhiều lần rơi vào thế bị bao vây tưởng chừng tan vỡ. Ba lần rút lên núi Chí Linh là ba lần tuyệt nguồn lương thực, tưởng không thể chống đỡ nổi.
Năm 1419 quân khởi nghĩa rút lên núi Chí Linh (thuộc miền Tây Thanh Hóa) lần thứ hai, quân giặc bao vây chặt, nghĩa quân hết lương ăn, phải ăn thịt cả con ngựa chiến cuối cùng. Để đánh lạc hướng quân giặc, duy trì cuộc khởi nghĩa, Lê Lai đã mặc áo hoàng bào giả làm chủ tướng Lê Lợi, cùng với 500 quân cảm tử xuống núi quyết chiến với quân Minh. Giặc bắt được Lê Lai tưởng là Lê Lợi nên rút quân khỏi núi Chí Linh. Tấm gương hi sinh của Lê Lai mãi được nhà Lê ghi nhớ.

Năm 1428 ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã truy tặng cho Lê Lai là Đệ nhất Khai quốc công thần, soạn hai bài văn thề mãi mãi ghi nhớ công lao của Lê Lai.

Trước khi mất Lê Lợi dặn lại vua nối ngôi Trần Thái Tông rằng:" Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày."

Ngày 22 tháng 8 năm 1433 Lê Thái Tổ băng hà. Từ đó ngày giỗ Lê Lai được tổ chức trước ngày giỗ vua Lê Thái Tổ một ngày. Dân gian Thanh Hóa nay có câu “Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi” bắt nguồn từ việc này.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh
Xem chi tiết
Triệu Lệ Dĩnh
Xem chi tiết
Sarinn
Xem chi tiết
Đỗ Thúy Anh
Xem chi tiết
ThiệnDC
Xem chi tiết
Đỗ Thúy Anh
Xem chi tiết
Châu Thị Nguyễn
Xem chi tiết
Lý Ngọc Hân
Xem chi tiết