- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ. - Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.
1. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.
3 Ảnh hưởng tích cực
- Trong quá trình phát triển con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên rất nhiều như : chăn nuôi, trồng trọt,cải tạo môi trường..... Ngoài ra, con người còn tạo ra nhưng hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi và con Sự ảnh hưởng của dân số đến môi trường Dân số và phát triển người tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá trình ô nhiễm môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên. - Con người đã biết tận dụng những dạng năng lượng tự nhiện thay thế cho năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều.. điều này góp phần hạn chế việc khia thác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cự, con người đã để lại những tác động xấu đến môi trường gây nên những hậu quả khác nhau. 4. Ảnh hưởng tiêu cực - Dân số đông thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến hậu quả là các nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường tự nhiên bị suy thoái. - Tại các vùng đô thị và các khu công nghiệp tập trung nhiều dân cư, môi trường tự nhiên hầu như bị biến đổi hoàn toàn. Đây là nơi tập trung các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhiễm mạnh cho môi trường không khí đất và nước