- Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 90, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Theo em, bài thơ mang đặc điểm ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Cơ sở nào để nhận diện đặc điểm ngôn ngữ bài thơ?
Câu 3. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đúng hay sai? Hãy giải thích cách lựa chọn của em.
Câu 4. Em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa được thể hiện trong bài ca dao?
Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là lục bát.
Câu 2. Bài thơ mang đặc điểm của ngôn ngữ nói.
(Mk ko chắc lắm!)
- Sự đổi vai ngưòi nói và người nghe, sự chuyển đổi lượt lời.
- Dùng nhiều từ ngữ khẩu ngữ
- Nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, nhiều câu cảm thán, nhiều câu cầu khiến,…
Câu 3. Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc) nhưng cũng mang một ít nét của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (hình thức đối thoại, nhiều từ ngữ khẩu ngữ,...).
(Ko chắc chắn)
Câu 4. Những người bình dân xưa họ thật bình dị mang những tình cảm yêu thương gần gũi dù trong khó khăn.
Good luck!