I. Mở bài:
-Dẫn dắt về đề tài tục ngữ
- Nêu vấn đề nghị luận
- Nhận xét chung
II. Thân bài:
1. Giải thích
- Tục ngữ là gì ?
-Kho kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động là gì? Là trí tuệ con người , những kinh nghiệm, bài học đươcđúc kết lại qua thực tiễn.
2. Chứng minh
a) Đó là những kinh nghiệm về thiên nhiên
- Kinh nghiệm quan sát ngày đêm
( Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối)
-Kinh nghiệm dự đoán nắng mưa
( Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.)
- Kinh nghiệm dự đoán lũ lụt để chằng néo nhà cửa.
(- Tháng bảy kiến bồ chỉ lo lại lụt
- Ráng mỡ gà có nhà thì giữ)
b) Kinh nghiệm về sản xuất, cấy cày, đất đai
- Lời khuyên quý đất
( Tấc đất tấc vàng)
- Kinh nghiệm về các nghề, thủy sản, vườn, nông,
( Nhất thì nhì thục)
- Kinh nghiệm về thời vụ, chăm sóc lúa
( Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống)
- Đánh bắt tôm cá
( Tôm đi chặng vạng, cá đi rạng đông)
c) Tục ngữ còn thể hiện tâm hồn của con người Việt Nam, cách nhìn nhận, đánh giá của người lao động đối với con người, cuộc sống
- Trân trọng giá trị con người
(- Một mặt người bằng mười mặt của
- Người sống đống vàng
- Người làm ra của, của không làm ra người)
- Khuyên con người chú trọng rèn luyện sức khỏe, phẩm chất, nhân cách
( - cái răng cái tóc là gốc con người
- Đói cho sạch rách cho thơm
» Giữ gìn nhân cách trong sạch cho dù trong hoàn canh khó khăn nhất)
- Lời khuyên về học tập, tu dưỡng
( Học ăn, học nói, học gói, học mở)
- Chỉ cho con người những nơi học tốt nhất
( - Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn)
- Bài học về lòng nhân ái, yêu thương con người
( Thương người như thể thương thân)
_ Lòng biết ơn
( ăn quả nhớ kẻ trồng cây)
3. Chúng ta phải làm gì để học tập được túi khôn của cha ông
- Học tập từ những câu tục ngữ, đem vận dụng vào cuộc sống một cách linh hoạt
III. Kết bài
- Kho tàng tục ngữ rất phong phú, đa dạng
Là những kinh nghiệm về mọi mặt