Hoocmon của tuyến giáp là Tirôxin. Sự điều hòa hoạt động của tuyến yên với tuyến giáp như sau:
- Khi cơ thể thiếu tirôxin; tuyến yên sẽ tiết ra hoocmon TSH kích thích tuyến giáp sản sinh hoocmon làm tăng nồng độ Tirôxin trong máu.
- Khi cơ thể thừa tirôxin; tuyến yên sẽ giảm tiết hoocmon TSH; tuyến giáp sẽ giảm dần hoạt động và đưa nồng độ tirôxin về trạng thái ban đầu.
Khi quá trình trên bị rối loạn hoặc ăn uống thiếu iot; tuyến giáp sẽ ngừng tiết Tirôxin; tuyến yên vẫn tiết hoocmon kích thích tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến tạo thành bệnh bướu cổ. Hoặc khi cơ chế thần kinh bị rối loạn; tuyến yên tiết hoocmon khiến cho tuyến giáp hoạt động không ngừng gây nên bệnh Bazơđô.
Hoocmôn tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có iốt. Hoocmôn này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmón thúc đáv tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Bệnh Bazơđô do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước (phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắt.
Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu.