BÀI LÀM
Tác phẩm ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ có chương Thuế máulà chương đầu nói về ‘chiến tranh và người bản xứ’. Bài viết có 3 phần:
Phần 1:Bác nói về chiến tranh và số phận người bản xứ đối với cuộc chiến tranh ở nơi ‘nước mẹ: Đại Pháp’và ở chiến trường Châu Âu.
Đây mới chỉ là mở đầu của cái giọng lưỡi ‘thực dân’ qua mồm những tên ‘toàn quyền lớn’, ‘toàn quyền bé’. Chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật biến dân ‘An-nam-mít’ bẩn thỉu xưa nay chỉ đối xử bằng dùi cui, roi vọt nay lại được gọi là những ‘con yêu’, ‘bạn hiền’.Hơn thế nữa họ còn được ông Tây bà đầm phong tặng là những ‘chiến sĩ bảo vệ công lývà tự do’.Kết quả, được rắc lên số phận dân nô lệ những lời mĩ miều ấy,họ phải xa lìa gia đình vợ con - bỏ xác trên bờ sông Mác-rơ hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-pơ.
Cuối phần này Bác đã tố cáo nỗi đau của người bản xứ bằng những hình ảnh thật ấntượng. Bác viết: 'kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu minh tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy của các ngài thống chế’.
Còn những ‘lính thợ’ởhậu phương thì nhiễm luồng khí độc. Những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Cuối cùng là một bảng thông kê: có 70 vạn người bản xứvà trong số ấy tám vạn người đã không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa!
Phần 2:Bác đã nêu lên ‘Chếđộ lính tình nguyện’
Đây lại cũng chỉ là giọng lưỡi bọn ‘xâm lược Pháp’ tô vẽ, lấp liếm cho sự bóp nặn của chúng bằng đủ mọi thứ thuếkhoá, mà việc đi lính là một thứ thuế máu!
Chiến tranh là cái cớ cho bọn thực dân bắt lính mà được dùng bằng một danh từ mỉa mai: ‘chếđộ lính tình nguyện’.
Phần này Bác đã phơi bày ra ánh sáng cái hành động ‘đàn áp để bắt lính’. Trước hết những người nghèo khổ thì bị lùa vào trại giam giữ cho khỏi trốn. Còn người giàu thì xì tiền ra... Người bản xứ phải tìm cách thoát thân bằng nhiều cách: ‘tự nhiễm’ cho mình những bệnh nặng... thậm chí còn xát vào mắt nhiều thứ chất độc như ‘vôi sống’hay ‘mủ của bệnh lậu’.
Trong lúc ấy thì phủ Toàn quyền Đông Dương hứa hẹn sẽ ban tặng phẩm hàm cho những ai còn sống sót. Chúng đã trịnh trọng tuyên bố ‘các bạn đã tấp nập đầu quân’nhưng thực tế thì nhiều tốp người bị xích tay đưa xuống tàu bị nhốt vào một trường học ở Sài Gòn.
Cuối phần này, Bác đã vả vào miệng bọn chúng bằng cách nói lên các cuộc biểu tình ở Cao Miên và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà để phản đối việc bắt lính ở dân bản xứ.
Phần thứ 3:Bác muốn nói đến kết quả của sự hi sinh của người bản xứ.
Phần này Bác lên tiếng tố cáo bọn thực dân Pháp bằng hai sự việc:
- Nếu ai còn sống mà trở về thì mặc nhiên trở lại ‘giống người bần thỉu’.Khi bước chân xuống tàu để về bản xứ thì bị lột hết tất cả các thứ họ tự mua sắm được.
Họ ‘được’xếp như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm trớt, thiếu ánh sáng, thiếu không khí. Rồi họ còn được nghe đón chào bằng lời diễn văn ‘hoa mĩ’thể hiện tâm địa của bọn thực dân quen lật lọng: ‘cức anh đã bảo vệ tổ quốc... Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi! ‘
- Nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của tử sĩ người Pháp thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.
Là người nhìn thấy tim đen của bọn thực dân, Bác đã lên án chúng phạm hai tội ác một lúc. Một mặt chúng coi rẻ tính mạng xương máu của những ai bị lừa bịp. Mặt khát chúng vung tay đầu độc để gây thêm tệ nạn xã hội.
Bằng nghệ thuật tương phản và lối viết dí dỏm sắc sảo, Bác Hồ đã đứng lên tầm cao để tố cáo bọn thực dân Pháp.
Bởi vậy ngay từ thuở ấy ‘Thuế máu’nói riêng và ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’nói chung là tác phẩm chính luận giàu tính chiến đấu và hiện thực có giá trị tố cáo rất sâu sắc và thức tỉnh lòng người.
VỀ BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THựC DÂN PHÁP
‘Với lối văn giản dị, trong sáng, bằng những lời lẽ đanh thép và châm biếm sâu sắc, tác phẩm (Bản án chế độ thực dân Pháp) của Người đã lên án chế độ thực dân nói chung và chế độ thực dân Pháp nói riêng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Với những bằng chứng cụ thể, tác phẩm của Người đã vạch trần chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc của mọi sự áp bức và bóc lột, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa ngày càng khổ cực và bị tàn sát rất dã man. Bản án chế độ thực dân Pháp là một đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa đế quốc và bước đầu vạch ra con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn của nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức khác. Tác phẩm ấy không những là một văn kiện lịch sử quý giá về lí luận và tư tưởng, đồng thời còn có giá trị lớn về văn học, cho nên dễ thấm sâu vào tư tưởng và tình cảm của người đọc’.
Chúc bạn học tốt!