Có ba phích đựng nước: phích 1 chứa 300g nước ở nhiệt độ t1 = 40oC, phích 2 chứa nước ở nhiệt độ t2 = 80oC, phích 3 chứa nước ở nhiệt độ t3 = 20oC. Người ta rót nước từ phích 2 và phích 3 vào phích một sao cho lượng nước trong phích 1 tăng gấp đôi và khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ trong phích một là t = 50oC. Tính lượng nước đã rót từ mỗi phích.
Đổi 300g=0,3kg
Gọi m2 và m3 lần lượt là lượng nước rót từ bình 2 và bình 3
Lượng nước trong phích 1 tăng gấp đôi nên: m2+m3=0.3 (1)
Nhiệt lượng do nước từ bình 1 thu vào là: Q1=m1.C.(50-40)=3C
Nhiệt lượng do bình 2 tỏa và bình 3 thu là:Q2=m2C(80-50)-m3C(50-20) (vì bình 3 thu nên phải trừ)
=(m2-m3)30C
Vì bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường nên ta có:
Q1=Q2
<=>3=(m2-m3)30<=>m2-m3=0,1 (2)
Từ (1) và (2) =>m2=0,2; m3=0,1
Đổi 300g=0.3kg
Gọi m1 là lượng Nước ở phích 1
m2,m3 lần lượt là lượng nước rất vào phích 1 của phích 2 và phích 3
Ta có pt cân bằng nhiệt
m2C(80-50)=m1C(50-40)+m3(50-20)
30m2=10m1+30m3
Giải pt ta được m2-m3=0.1 (1)
Khi rớt Nước từ phích 2 và phích 3 vấp phích 1 thì lượng Nước ở phích 1 tăng Lên gấp 2 lần nên :
m2+m3=0.3 (2)
Từ (1) và (2) suy ra
m2+m3-m2+m3=0.3-0.1
2m3=0.2
m3=0.1(kg)
m2=0.3-0.1=0.2(kg)