Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chucheo Mon

Có ai giúp e mấy câu này với ạ, mai e phải nộp cho cô

1. Trình bày đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta

2. Nêu sự khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai kiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc

3. Nêu ý nghĩa của thủy điện Hoà Bình?

4. Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?

5. Kể tên các di sản được UNESCO công nhận theo vùng: trung du miền núi BB, Tây Bắc, Duyên hải NTB ( gồm di sản vh thiên nhiên, phi vật thể, vật thể )

Cảm ơn ạ!

Đỗ Ngọc Diệp
27 tháng 12 2018 lúc 20:15

1)Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay:
+Chuyển dịch cơ cấu ngành:giảm tị trọng khu vực nông,lâm,ngư nghiệp;tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng.Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng vẫn còn nhiều biến động
+Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp,các lãnh thổ tập trung công nghiệp,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế nhiều thành phần
+Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:từ nên kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần
+Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới,các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn;ba vùng kinh tế trọng điểm(Bắc Bộ,phía Nam,miền Trung)

-Những thành tựu và thách thức:
Thành tựu
+kinh tế tăng trưởng vững chắc,cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
+Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí,điện,chế biến thực phẩm,sản xuất hàng hóa tiêu dùng
+Hoạt động ngoại thương và đầu tư của nước ngoài dc thúc đẩy phát triển.Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Thách thức
+Ở nhiều huyện,tỉnh nhất là các vùng miền núi còn các xã nghèo
+Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức,môi trường bị ô nhiễm
+Vấn đề việc làm,phát triển văn hóa,giáo dục,y tế,xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng dc nhu cầu của xã hội

2)|

ự khác biệt giữa 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc:

* Điều kiện tự nhiên:

- Vùng Đông Bắc:

+ Địa hình thấp hơn, chủ yếu núi thấp và trung bình.

+ Địa hình hướng vòng cung (5 cánh cung).

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.

- Vùng Tây Bắc:

+ Địa hình núi cao hiểm trở và đồ sộ nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi pang cao 3143m).

+ Địa hình hướng Tây Bắc – Đông Nam.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

* Thế mạnh kinh tế:

- Vùng Đông Bắc:

+ Khai thác khoáng sản (khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước).

+ Phát triển nhiệt điện chạy bằng than (Uông Bí, Na Dương..).

+ Trồng rừng; phát triển đa dạng cây công nghiêp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái và du lịch biển.

+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản (vùng biển Quảng Ninh).

- Vùng Tây Bắc:

+ Phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La)

+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (cây chè).

+ Chăn nuôi gia súc lớn.


3)

- Cung cấp nguồn điện chủ yếu cho miền Bắc và một phần khu vực phía Nam qua đường tải điện 500 kw, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

- Giá trị thủy lợi: hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt (đặc biệt hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm, và luyện kim).

- Phát triển du lịch.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

4)

Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

* Thuận lợi:

- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậuvà nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

* Khó khăn:

- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).

- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, ..).



Các câu hỏi tương tự
Huong Dieu
Xem chi tiết
Momozono Hisaki
Xem chi tiết
Trần minh thư
Xem chi tiết
FB:Bê Nờ X.Mờ
Xem chi tiết
Đặng bình minh
Xem chi tiết
Hoài Thu
Xem chi tiết
Trang Nè
Xem chi tiết
Thúy vi Trần Nguyễn 34
Xem chi tiết
lê quốc thuận
Xem chi tiết