Ôn tập học kì I

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

ĐỊA LÍ 9

1. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây CN lớn của cả nước?

ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới

Điạ hình thoải, vùng đất badan, đất xám thích hợp trồng các cây công nghiệp

Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng

Vùng có 1 số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây

ĐNB có điều kiện thuận lợi về KT - XH

Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp

Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định

Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Trình bày vị trí địa lý của đồng bằng sông Cửu Long nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long.

* Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Có vị trí dịa lý thuận lợi (giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Biển Đông), điều kiện tốt để phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích đất phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha).

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

- Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản hết sức

phong phú, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho khai thác.

- Diện tích rừng ngập mặn lớn, phát triển mạnh.

3. Tại sao vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ?

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vì:

- Có vùng biển rộng, ấm quanh năm, ngư trường lớn.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm.

-Nguồn thủy sản và lượng phù sa lớn do sông MêKông mang lại.

- Sản phẩm của ngành trồng trọt và tôm cá là nguồn thức ăn để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản.

- Người dân có tập quán, kinh nghiệm, cần cù trong nghề nuôi cá ở ao hồ, cá bè.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

4. Trình bày đặc điểm về biển và đảo Việt Nam?

Việt Nam có bờ biển dài (3260km) vùng biển rộng (khoảng 1 triệu km2). Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và đảo xa bờ. Ven bờ có khoảng hơn 3000 đảo phân bố chủ yếu: Quảng Ninh, Hải Phòng,…; một số đảo ven bờ có diện tích lớn và có dân số khá đông như: Phú Quốc, Cát Bà,….

* Ý nghĩa:

- Có tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

- Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là nơi cư ngụ của các tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của thềm lục địa của nước ta.

5. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo ?

* Lý do bảo vệ tài nguyên môi trường biển vì:

- Biển nước ta đang bị suy giảm tài nguyên và ô nhiểm môi trường biển, đảo(diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh; nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy); các loài cá quý (cá thu….) có kích thước ngày càng nhỏ.

- Bảo vệ môi trường biển nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển; nâng cao chất lượng của các khu du lich biển.

Bảo vệ môi trường biển đảo là trách nhiệm của mội người dân trong cộng đồng. Là học sinh em cần tích cực tham gia vào công cuộc đó bằng những hành động thiết thực:

- Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển đảo và không đánh bắt cá bằng chất độc hóa học mang tính tận diệt.

- Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường biển ven bờ, không thải các chất độc hại ra biển.