Co 35 gam hỗn hợp mg, al, zn phản ứng với dd HCL dư thoát ra 19,04 lít khí h2 (đktc) và dd A.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại biết V h2 thoát ra do al phản ứng gấp 2 lần V h2 thoát ra do mg phản ứng.
b) Thêm NAOH dư vào dd A, lọc kết tủa đem nung nóng đến lượng không đổi thu được chất rắn B. Tính khối lượng B.
a. Gọi số mol của Mg,Al,Zn lần lượt là x,y,z. Ta có :
+ Số mol H2 thoát ra do hỗn hợp phản ứng là :
nH2 = 19,04:22,4 = 0,85
+ Vì VH2 thoát ra do Al phản ứng gấp 2 lần VH2 thoát ra do Mg phản ứng
=> nH2 thoát ra do Al phản ứng gấp 2 lần nH2 thoát ra do Mg phản ứng
+ mMg+mAl+mZn = 35
=> 24x+27y+65z = 35
+Ta có PTHH sau :
Mg + 2HCl --> MgCl2+H2 (1)
x -> x -> x
2Al + 6HCl --> 2AlCl3+3H2 (2)
y -> y -> 1,5y
Zn + 2HCl --> ZnCl2+H2 (3)
z -> z -> z
=>x+1,5y+z = 0,85
Vì nH2 thoát ra do Al phản ứng gấp 2 lần nH2 thoát ra do Mg phản ứng
=> 1,5y = 2x
Mà x+1,5y+z = 0,85
=> x+2x+z = 0,85
=> 3x+z = 0,85
=> 60x+20z = 17
Lại có : +1,5y = 2x => 27y = 36x
Mà 24x+27y+65z = 35
=> 24x+36x+65z = 35
=> 60x+65z = 35
Mà 60x+20z = 17
=> 45z = 18
=> z = 0,4 (4)
=> mZn = 65z = 65.0,4 = 26 (g)
Mà 3x+z = 0,85
=> 3x = 0,45
=> x = 0,15 (5)
=> mMg = 24x = 24.0,15 = 3,6 (g)
+ 1,5y = 2x
=> y = 2x:1,5 = 0,15.2:1,5 = 0,2 (6)
=> mAl = 27y = 27.0,2 = 5,4 (g)
Khối lượng % mỗi kim loại trong hỗn hợp là :
mMg% = 3,6:35% = 10,3%
mAl% = 5,4:35% = 15,4%
mMg% = 26:35% = 74,3%
b. Từ (1) và (2) và (3) kết hợp với (4),(5),(6)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}n_{MgCl_2}=0,15\\n_{AlCl_3}=0,2\\n_{ZnCl_2}=0,4\end{matrix}\right.\)
Ta có PTHH sau :
MgCl2+2NaOH --> Mg(OH)2+2NaCl
0,15 -> 0,15
AlCl3+3NaOH --> Al(OH)3+3NaCl
0,2 -> 0,2
ZnCl2+2NaOH --> Zn(OH)2+2NaCl
0,4 -> 0,4
Mg(OH)2 \(\underrightarrow{t^o}\) MgO + H2O
0,15 -> 0,15
2Al(OH)3 \(\underrightarrow{t^o}\) Al2O3 + 3H2O
0,2 -> 0,1
Zn(OH)2 \(\underrightarrow{t^o}\) ZnO + H2O
0,4 -> 0,4
Vậy chất rắn B là hỗn hợp gồm MgO,Al2O3 và ZnO
=> mB = mMgO+mAl2O3+mZnO = 40.0,15 + 102.0,1 + 81.0,4 = 48,6 (g)
Vậy chất rắn B có khối lượng là 48,6 g