Chung sống với người ta thì chớ nghĩ lừa dối ai, ức hiếp ai, tính toán ai.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Gian trá chẳng thắng nổi trung hậu, rồi sẽ có ngày ai nấy đều rời xa kẻ gian tà.
Hiểm ác chẳng địch nổi thiện lương, rồi sẽ có ngày ai nấy đều thù địch kẻ hiểm ác.
Làm bạn với người ta thì nên nghĩ giúp ai, nhớ ai, bảo hộ ai.
Việc do người làm, tình do người vun đắp.
Người biết nghĩ cho người khác sẽ có được người bạn trung thành cả cuộc đời.
Người hy sinh vì người khác sẽ được tình cảm ấm áp cả cuộc đời.
Một người có lương tâm thì:
- Người giúp đỡ họ không bao giờ gián đoạn.
- Người yêu thương họ không bao giờ rời xa.
- Người tín nhiệm họ không bao giờ lừa dối.
Người không có lương tâm thì:
- Giúp đỡ họ rồi bạn sẽ hối hận lạnh buốt tâm can.
- Yêu thương họ rồi bạn sẽ đau lòng đứt ruột.
- Tín nhiệm họ rồi bạn sẽ nơm nớp lo lắng.
Con người sống cả một đời thì sẽ thấy phú quý chẳng là gì hết, nhân phẩm mới đáng giá.
Trăm năm chẳng mấy trôi qua, cát bụi lại trở về với cát bụi, tất cả sẽ tan thành mây khói.
Vàng có vạn lạng cũng chẳng đem đi được. Tiền có một đống cũng chẳng làm bạn được.
Chỉ có nhân phẩm mới có thể truyền đời. Chỉ làm người tốt thì người người mới ca ngợi.
Con người sống cả một đời, xấu hay đẹp cũng chẳng cần để ý, lương tâm mới là đẹp nhất.
Dẫu có đẹp thế nào đi nữa, nếu không biết cảm ân thì cũng là đống bùn nát.
Dẫu có bình thường thế nào đi nữa, nếu trong tâm cảm kích thì sẽ có tâm hồn cao thượng.
Có ân thì báo ân, ắt phải báo đáp, dùng cái tâm để đổi lấy cái tâm thì ắt sẽ có người theo.
Xe đi qua thì để lại dấu vết, tình qua đi thì để lại chân tâm.
Dù đi đến đâu cũng đừng quên, làm việc tốt, làm người tốt, giữ thiện tâm.
Chim nhạn bay qua để lại tiếng kêu, đời người qua đi còn để lại cái danh. Bất kể lúc nào cũng cần ghi nhớ: làm người nhất định phải có lương tâm.”
(Theo bldaily.com; Nam Phương biên dịch)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với với quan điểm “Con người sống cả một đời, xấu hay đẹp cũng chẳng cần để ý, lương tâm mới là đẹp nhất” không? Vì sao?(1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về câu văn tích “Làm người nhất định phải có lương tâm”.
Giúp mình với thanks
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với với quan điểm “Con người sống cả một đời, xấu hay đẹp cũng chẳng cần để ý, lương tâm mới là đẹp nhất” không? Vì sao?(1,0 điểm)
Gợi ý :
- Đồng tình. Vì con người trong xã hội cần có lương tâm để sống, cần có tình yêu và trái tim ấm áp không ích kỷ, sống vị tha bao dung với mọi người qua cử chỉ hành động tích cực, không so đo tính toán thiệt hơn.
- Không đồng tình: Vì có những người coi trọng vẻ đẹp bên ngoài mà coi khinh vẻ bên trong rồi chà đạp lòng tin của người khác. Làm những việc không được xã hội chấp nhận, ích kỉ,..
- Vừa đồng tình và không đồng tình: Vì người có lương tâm sẽ có những hành động tốt và được ca ngợi. Còn không đồng tình đối với những con người sống ích kỷ cũng không nên qụy lụy bởi càng càng nhường nhịn bỏ qua thì chỉ có hại thêm người khác.
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về câu văn tích “Làm người nhất định phải có lương tâm”.
Gợi ý :
- Lương tâm là hiện diện trong lòng người và ra lệnh đúng lúc cho con người làm lành lánh dữ. Lương tâm phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu.
- Lương tâm là một phần của tâm hồn con người mà nó gây ra sự đau đớn tinh thần và cảm giác tội lỗi khi chúng ta vi phạm nó và cảm giác vui thỏa và hạnh phúc khi những hành động, ý nghĩ và lời nói của chúng ta phù hợp với hệ thống giá trị đạo đức của con người.
- Những phản ứng của lương tâm khi hành động, suy nghĩ, và từ ngữ của người đó phù hợp hoặc trái với tiêu chuẩn của đúng và sai.
- Người có lương tâm là người có trái tim ấm áp, yêu thương, biết đặt vị trí của mình vào từng hoàn cảnh vị trí của người khác để giải quyết tình huống.
- Lương tâm là chuẩn mực đạo đức của con người thông qua hành động tích cực trong mối quan hệ trong xã hội.
- Khác với người sống có lương tâm là những người có suy nghĩ tiêu cực, sống ích kỷ, so đo tính toán thiệt hơn,…
- Học cách suy nghĩ tích cực, yêu thương nhiều hơn để cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
Câu 4 :
Con người sống cả một đời, xấu hay đẹp cũng chẳng cần để ý, lương tâm mới là đẹp nhất. Câu này nói đúng thì cũng đúng mà nói sai thì cũng sai. Đúng với bạn nhưng sai với người khác. Giờ ta sẽ phân tích để làm rõ từng vấn đề.
Trước tiên ta cần hiểu, lương tâm là gì? Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân. Vậy nhìn vào đây, ta có thể thấy rõ lương tâm thực sự quả là một điều tốt, nó giúp ta trưởng thành hơn, biết suy nghĩ và điều chỉnh hành vi của mình sao cho thích hợp, nhưng không vì thế mà ta phủ nhận đi vai trò của sự xấu đẹp. Con người ta có xu hướng việc xấu thì đổ người xấu, việc tốt thì đổ người đẹp, trông mặt mà bắt hình dong. Nghe câu này chắc hẳn ai cũng hiểu rõ vấn đề rồi, bạn có lương tâm đẹp, ừ tốt đấy, nhưng ko thể hiện ra thì ai nghĩ rằng bạn tốt? Mới lần đầu gặp mặt chẳng hạn, người ta sẽ dựa vào khuôn mặt và cách ăn mặc của bạn mà đánh giá, bạn quá xấu và luộm thuộm thì chả ai quan tâm lương tâm bạn có tốt hay không mà có suy nghĩ xấu về bạn ngay. Sẽ chỉ có mình bạn nghĩ rằng, mình có lương tâm tốt rồi, những thứ khác mặc kệ ko cần lo, một suy nghĩ sai hoàn toàn. Giờ người ta đẹp người ta có lương tâm tốt chả phải hơn bạn xấu nhưng có lương tâm đẹp? Để tôi lấy một ví dụ nữa cho bạn hiểu rõ nhé, chả hạn có một cô gái rất xinh đẹp ăn trộm một bộ trang sức rất đắt tiền, mà bạn ở ngay cạnh cô ấy, người xấu xí luộm thuộm, bạn nghĩ xem ai sẽ là người bị nghi ngờ là ăn trộm bộ trang sức đó? Đương nhiên người đó là bạn rồi, thế là bạn chưa kịp thể hiện cái lương tâm đẹp đẽ quý báu đó mà đã bị người ta đánh chết rồi. Mà cũng đừng có cái suy nghĩ chết vinh còn hơn sống nhục, thời đại này cái đó ko còn quan trọng nữa, mạng sống của bạn được cha mẹ cho, bạn có nghĩa vụ phải làm tròn chữ hiếu, đừng chết vì cái lý do lãng xẹt như thế rồi kêu "chết vinh còn hơn sống nhục", nghe nó buồn cười lắm. Sao ko chịu trau dồi cả 2 đi để đến lúc xảy ra rồi bắt đầu mới chối cãi biện hộ cho những điều mà mình đã làm? Thế mới nói cái gì cũng có 2 mặt của nó cả, xấu đẹp hay lương tâm đều quan trọng, cả 2 đều cần hết, thiếu đi cái nào thì bạn sẽ mất đi một phần giá trị của bản thân, và người thiệt hơn sẽ là bạn :v